Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trong thai kỳ, sức đề kháng của mẹ bầu giảm đi đáng kể, do đó rất nhạy cảm với thời tiết và dễ nhiễm phải các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Một trong những vấn đề mẹ bầu lo lắng chính là bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu có thì ảnh hưởng ra sao, có nguy hiểm không?

Các mẹ bầu cần có sự chuẩn bị kỹ càng để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân, ảnh hưởng của ho đến với thai nhi cũng như cách chăm sóc mẹ bầu an toàn, hiệu quả.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho

Như đã nói ở trên, thời điểm mang thai, sức đề kháng, hệ miễn dịch của mẹ bầu khá yếu, kèm theo đó là sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nên có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến mẹ bầu bị ho.

  • Thay đổi thời tiết: mỗi khi thay đổi thời tiết, cơ thể của mẹ bầu thường không kịp thích nghi, khi tiếp xúc với gió hay thay đổi nhiệt độ thì các mẹ rất dễ bị ho.
  • Viêm đường hô hấp do vi khuẩn: thường là các bệnh như viêm họng, viêm phổi… khi mắc phải, mẹ bầu không chỉ ho mà có thể kèm theo sốt, đờm, sổ mũi.
  • Ho do virus: khi nhiễm virus, bà bầu sẽ ho nhiều kèm theo đau đầu, sổ mũi, đôi khi là sốt nhẹ.
  • Ho do dị ứng: khi mang thai, cơ thể thay đổi, đôi khi mẹ bầu sẽ dị ứng với những yếu tố nào đó như lông động vật, phấn hoa, mùi hương lạ… bạn cần phát hiện và tránh xa khỏi tác nhân gây dị ứng ngay.
  • Ho do trào ngược: đôi khi, áp lực từ ổ bụng lớn làm cho dạ dày trào ngược và làm cho mẹ bầu bị ho.

Tùy mỗi nguyên nhân mà hiện tượng ho sẽ ảnh hưởng nhiều hay ít tới tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Ho nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Để nói việc ho có ảnh hưởng đến thai nhi không thì còn tùy thuộc vào thời điểm mang thai cũng như mức độ ho của mẹ.

Việc ho có ảnh hưởng tới thai nhi hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Việc ho có ảnh hưởng tới thai nhi hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Đơn giản như vào những tháng cuối thai kỳ, khi bé đã phát triển khá đầy đủ thì những cơn ho nhẹ sẽ không thể gây nguy hiểm gì cho mẹ và bé được. Ngược lại, nếu ho trong thời điểm 3 tháng đầu thì lại có thể tổn hại đến thai nhi.

Chi tiết bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:

  • Ho sẽ gây mệt mỏi và đau cho bà bầu, nhất là khi vùng ngực bị co thắt quá nhiều. Điều này dẫn tới việc ăn ngủ không điều độ, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
  • Nếu vào những ngày cuối thai kỳ, việc ho mạnh và liên tục có thể gây kích thích co giãn tử cung, có thể gây sinh non.
  • Nếu mẹ bầu bị ho nặng kèm sốt cao, rất có thể là đã bị nhiễm trùng và gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Nếu ho và cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ, thời điểm thai nhi chưa phát triển đầy đủ thì khá nguy hiểm, rất dễ gây dị tật nếu không điều trị chính xác.
  • Vào cuối thai kỳ, việc ho có thể sẽ xuất hiện tình trạng són tiểu không kiểm soát, rất khó chịu.

Chúng ta có thể thấy, việc ho có ảnh hưởng tới mẹ và bé hay không được quyết định rất nhiều bởi việc chúng ta có điều trị nhanh và phù hợp hay không.

Bởi vậy, khi có các biểu hiện dưới đây, các mẹ bầu cần tới bệnh viện thăm khám để nhận được sự tư vấn của bác sĩ ngay:

  • Ho và cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ
  • Ho nhiều, ho dai dẳng
  • Ho theo cơn, ho mạnh
  • Khó thở
  • Ho kèm theo sốt cao
  • Có biểu hiện mất nước nhiều

Ngoài việc thực hiện theo sự tư vấn của bác sĩ, các mẹ bầu cũng cần có những thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày để giúp sức khỏe nhanh hồi phục.

Bà bầu bị ho cần lưu ý những gì?

Như đã nói ở trên, chỉ với việc thay đổi cách sinh hoạt và chăm sóc bản thân, các mẹ có thể đẩy lùi cơn ho một cách nhanh chóng.

Dưới đây là những biện pháp các mẹ có thể tự làm tại nhà:

  • Thay đổi thực đơn, bổ sung nhiều thực phẩm có chứa vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Trong các món ăn hàng ngày, nếu được hay bổ sung thêm các thực phẩm trị ho như gừng, tỏi, hành, sả…
  • Uống nước ấm và nước trái cây đều đặn, vừa tăng sức đề kháng, vừa tránh tình trạng mất nước khi bị ốm.
  • Vệ sinh nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ, thoáng mát, tránh xa không khí ô nhiễm. Nghỉ ngơi và vận động điều độ, tránh tiếp xúc gió lạnh.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý, nếu ho có đờm thì dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ.
Nhớ giữ ấm cho cơ thể của mẹ bầu khi bị ho
Nhớ giữ ấm cho cơ thể của mẹ bầu khi bị ho

Trên hết, các mẹ bầu tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, bởi rất nhiều loại thuốc gây ra tác dụng phụ cho phụ nữ có thai.

Nếu tình trạng ho không thuyên giảm, có biểu hiện tăng nặng thì hãy nhập viện để được theo dõi và điều trị.

Hy vọng qua bài viết này, các mẹ bầu đã có cái nhìn chi tiết hơn về việc bị ho trong quá trình mang thai. Chúc mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *