Bà bầu có nên ăn rau ngót khi mang thai?

Bà bầu có nên ăn rau ngót? – đây là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm, bởi nó là sự đối lập của kinh nghiệm dân gian và nghiên cứu khoa học. Vậy thực hư chuyện này ra sao, ăn rau ngót khi mang thai có gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi?

Theo kinh nghiệm dân gian, việc ăn rau ngót trong thời gian mang thai có thể dẫn tới sẩy thai. Nhưng mốt số người lại nói rằng họ vẫn ăn với số lượng ít và không gặp vấn đề gì.

Vậy liệu kinh nghiệm này có đúng?

Chúng ta cùng tìm hiểu về việc bà bầu ăn rau ngót và những ảnh hưởng của loại rau này tới thai nhi thông qua bài viết dưới đây.

Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

Rau ngót là loại rau thường gặp trong các bữa ăn gia đình tại Việt Nam. Loại rau này có thể chế biến theo nhiều cách, nhưng thường là luộc hoặc nấu canh.

Rau ngót được biết tới là có nhiều dưỡng chất hơn so với các loại rau khác. Cụ thể, rau ngót có chứa nhiều vitamin C, B1, B6, magiê, kali, canxi, phốt pho… ngoài ra không thể không kể tới lượng protid (đạm) gấp đôi rau muống.

Theo nghiên cứu, 100g rau ngót có thể chứa:

  • 169mg canxi
  • 3g đạm
  • 4g tinh bột
  • 7mg sắt
  • 185mg vitamin C
  • 5mg phốt pho
  • 6mcg carotin
  • 100mcg vitamin B1
  • 2g vitamin PP
  • 400mcg vitamin B2

Nhìn qua cũng có thể thấy rau ngót cực kỳ giàu dưỡng chất phải không nào. Không khó hiểu khi nhiều mẹ bầu muốn ăn loại rau này đến vậy.

Lượng dưỡng chất trong rau ngót là khá dồi dào
Lượng dưỡng chất trong rau ngót là khá dồi dào

Nhưng liệu bà bầu có nên ăn rau ngót?

Bà bầu có nên ăn rau ngót không?

Trên thực tế, hiện nay chưa có chương trình nghiên cứu nào chứng minh việc ăn rau ngót có thể dẫn tới sẩy thai.

Tuy vậy, kinh nghiệm dân gian không phải là vô lý.

Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”. Trong khi đó, rau ngót tươi lại có chứa thành phần papaverin này, bởi vậy việc rau ngót có ảnh hưởng tới thai nhi là có thể hiểu được.

Theo khuyến cáo, những bà bầu thuộc những trường hợp sau đây thì không nên ăn rau ngót:

  • Bà bầu có tiền sử sinh non
  • Có tiền sử sảy thai
  • Mang thai thụ tinh trong ống nghiệm
  • Mang thai trong 3 tháng đầu
  • Bà bầu có sức khỏe yếu

Tuy không chắc chắn có ảnh hưởng, nhưng tốt nhất là chúng ta nên tránh để không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ và thai nhi.

Còn lại, các mẹ bầu trong thời gian thai nhi đã lớn, sức khỏe ổn định thì vẫn có thể ăn rau ngót, nhưng vẫn kèm theo một số lưu ý:

  • Rau ngót phải là thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh,
  • Không ăn rau ngót tươi, phải đảm bảo ăn chín, uống sôi,
  • Mỗi ngày chỉ ăn ít, tốt nhất là không vượt quá 30g.
Nếu ăn rau ngót, bà bầu chỉ ăn số lượng ít và chế biến chín
Nếu ăn rau ngót, bà bầu chỉ ăn số lượng ít và chế biến chín

Đảm bảo yếu tố trên, các bà bầu có thể giải cơn “thèm rau ngót” mà vẫn có thể đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

Ăn rau ngót quá nhiều khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo khuyến cáo thì bà bầu chỉ nên ăn rau ngót với một lượng ít, với sức khỏe đảm bảo. Bởi nếu ăn rau ngót quá nhiều, ngoài nguy cơ sảy thai thì còn tiềm ẩn những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe khác:

  • Nguy cơ sẩy thai: nấu hấp thu một lượng lớn papaverin có trong rau ngót, những cơ trơn của mạch máu có thể làm hạ huyết áp, kèm theo đó là khiến tử cung co thắt, gây ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy chưa có nghiên cứu chứng minh, nhưng để an toàn, bạn không nên ăn quá nhiều rau ngót, đặc biệt là rau ngót tươi.
  • Thiếu canxi: trong rau ngót có chứa chất glucocorticoid, bình thường thì chất này không gây ảnh hưởng gì tới cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn một lượng nhiều, nó có thể cản trở quá trình hấp thu vitamin D và canxi của cơ thể, qua đó làm thai nhi chậm phát triển hệ xương, bà bầu dễ mắc bệnh xương khớp.
  • Gây mệt mỏi, mất ngủ: ăn quá nhiều rau ngót, đặc biệt là rau ngót tươi còn có khiến cơ thể bà bầu bị mất ngủ, ăn uống kém, khó thở.

Chúng ta có thể thấy, tuy không thực sự quá nguy hiểm, nhưng rau ngót vẫn tiềm ẩn một chút nguy cơ gây ảnh hưởng tới thai nhi. Do đó, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm này và tìm cách bổ sung dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm khác.

Lời khuyên

Như đã nói ở trên, việc ăn rau ngót là bổ dưỡng nhưng không bắt buộc phải ăn bởi nó cũng tiềm ẩn những nguy cơ cho em bé.

Các mẹ bầu có thể thay thế bằng các loại rau củ cũng bổ dưỡng không kém như rau chân vịt, súp lơ hay rau cải thìa. Các loại rau trên đều có chứa rất nhiều vitamin A, C, E, K, canxi, magiê, sắt, chất xơ… rất tốt cho sự phát triển thể chất và não bộ cho thai nhi.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi Bà bầu có nên ăn rau ngót không rồi đúng không nào.

Hãy có một chế độ ăn uống phù hợp để đảm bảo an toàn cho em bé trong bụng nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *