Bà bầu khó thở 3 tháng cuối: nguyên nhân và cách đối phó

Bà bầu khó thở 3 tháng cuối là hiện tượng mà một số mẹ bầu gặp phải. Việc không nắm rõ nguyên nhân, biểu hiện sẽ khiến cho các bà mẹ lo lắng, qua đó ảnh hưởng tới thai nhi.

  • Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
  • Mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì?

Trong giai đoạn thai kỳ, việc cơ thể thay đổi theo sự phát triển của thai nhi khiến cho các bà bầu thường gặp phải những vấn đề về sức khỏe.

Khó thở trong 3 tháng cuối mang thai là một trong số đó.

Vậy tình trạng bà bầu bị khó thở khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Chúng ta cùng tim hiểu thông qua bài viết sau đây để nắm rõ nguyên nhân và cách xử lý khi gặp phải nhé.

Nguyên nhân bà bầu bị khó thở 3 tháng cuối

Vào giai đoạn mang thai, có nhiều sự thay đổi trong cơ thể, cùng với đó là việc sức đề kháng giảm sút khiến cho các bà bầu hay gặp những vấn đề về sức khỏe. Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu khó thở 3 tháng cuối như:

Tử cung phát triển

Từ sau tháng thứ 4, tử cung sẽ bắt đầu phát triển rõ rệt, khu vực này lớn dần lên và gây sức ép lên cơ hoành.

Cơ hoành lại là bộ phận quan trọng trong hoạt động của phổi, do đó, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở khi cơ hoành bị chèn ép, nhất là vào những tháng cuối, khi thai nhi có kích thước lớn.

Sự thay đổi hormone

Trong giai đoạn cuối thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh rất nhiều hormone progesterone, đây là một hormone progesterone khá bình thường, chỉ hỗ trợ cho quá trình mang thai. Nhưng khi sản sinh hormone này thì nó lại kèm theo biểu hiện là khó thở, thở không thoải mái, biểu hiện trên càng rõ rệt vào giai đoạn cuối, khi sắp sinh nở.

Sự thay đổi hormone khiến cho bà bầu khó thở
Sự thay đổi hormone khiến cho bà bầu khó thở

Tích nước

Khi mang thai, nhất là những tháng cuối thì các mẹ bầu thường gặp phải tình trạng phù nề do tích nước.

Khi bị phù nề, các bộ phận trong cơ thể như phổi, xoang mũi sẽ bị ảnh hưởng nhiều, gây ra tình trạng khó thở.

Thiếu máu

Tình trạng thiếu máu rất thường gặp ở các chị em mang thai, khi cơ thể không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Nếu tình trạng kéo dài, sức khỏe của mẹ bầu sẽ suy giảm, kèm theo đó là các biểu hiện như mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt và khó thở…

Lúc này, bạn cần phải có biện pháp để thay đổi chế độ ăn cho bà bầu trong 3 tháng cuối để đáp ứng được lượng dưỡng chất đúng nhu cầu.

Tim hoạt động nhiều

Giai đoạn cuối thai kỳ, tim phải hoạt động rất nhiều để cung cấp đủ máu cho thai nhi. Việc này cũng khiến bà bầu có cảm giác mệt mỏi và khó thở.

Bệnh hen suyễn

Nếu bà bầu bị hen suyễn thì khi mang thai, cơ thể yếu ớt có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Tuy không quá nguy hiểm, nhưng tình trạng khó thở khi mang thai những tháng cuối khiến bà bầu gặp không ít khó khăn, mệt mỏi trong sinh hoạt hàng ngày.

Do đó cần có những thay đổi để hạn chế tình trạng này xảy ra.

Cách xử lý khi bà bầu 3 tháng cuối bị khó thở

Ngoài các lý do khó thở vì bệnh lý, thì việc khó thở do cơ thể thay đổi khi mang thai không thể điều trị dứt điểm được. Nhưng yên tâm, bạn vẫn có thể hạn chế và khiến cơ thể thoải mái hơn bằng các biện pháp khá đơn giản.

Thở bằng miệng

Thở bằng miệng sẽ dễ dàng hơn là thở bằng mũi, do đó nó cũng khiến cho mẹ bầu giảm đi sự khó chịu trong việc khó thở.

Cách thực hiện là bạn thở chậm, hít vào bằng mũi và hé miệng rồi thở dần ra.

Thực hiện lặp lại tầm 5 – 10 phút.

Thở bằng bụng thay vì bằng ngực

Bạn có thể tập thở chậm và thở bằng bụng thay vì bằng ngực.

Cách thực hiện đơn giản là nằm ngửa, hít sâu cho phổi và bụng căng đầy trong khi ngực giữ nguyên.

Tiếp đó bạn giữ hơi thở trong bụng vài giây rồi thở ra thật chậm.

Thực hiện lặp đi lặp lại tầm 5 – 10 phút.

Giữ tâm lý thoải mái

Tâm lý lo lắng bất an cũng là một trong những nguyên nhân gây thở gấp, khó thở cho các bà bầu. Do đó, hãy cố thư giãn, loại bỏ các công việc gây căng thẳng ra khỏi cuộc sống hàng ngày.

Có được một tâm lý thoải mái, cuộc sống hàng ngày của mẹ bầu sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Tâm trạng thoải mái khiến mẹ bầu hít thở dễ hơn
Tâm trạng thoải mái khiến mẹ bầu hít thở dễ hơn

Theo dõi chặt chẽ

Đối với  các mẹ bầu có sẵn các vấn đề về hô hấp như viêm xoang, hen suyễn, khi bị khó thở cần phải đặc biệt chú ý, quan sát kỹ các biểu hiện.

Nếu có bất kỳ sự thay đổi xấu nào, hãy đưa mẹ bầu tới trung tâm y tế để được thăm khám ngay.

Chú ý trong các tư thế hoạt động

Các tư thế khi sinh hoạt cũng ảnh hưởng nhiều tới tình trạng khó thở khi mang thai.

Cụ thể, bà bầu nên ngồi thẳng, hơi hướng vai về phía sau để phổi và cơ hoànhđược giải phóng nhiều hơn khỏi sức ép.

Nếu được, hãy sử dụng một chiếc ghế dựa để nghỉ ngơi thay vì nằm quá nhiều, bởi nằm nhiều em bé có thể chèn ép lên cơ hoành.

Ngoài ra, các mẹ cũng cần tránh mang vác đồ nặng, kê cao gối, cao chân khi ngủ để máu lưu thông dễ hơn.

Trang phục khi mặc của mẹ bầu cũng cần rộng rãi, thoáng mát, tránh các trang phục gây chèn ép lên phần ngực, sẽ khiến mẹ bầu khó thở.

Cùng với việc đảm bảo thực hiện các thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày, việc theo dõi và phát hiện các biểu hiện nguy hiểm cũng quan trọng không kém. Hãy theo dõi thường xuyên, đưa mẹ bầu tới cơ sở ý tế ngay nếu có các biểu hiện dưới đây:

  • Thở nặng nề, trống ngực đập liên tục
  • Nhịp tim không đều, tăng giảm đột ngột
  • Cảm giác ngực bị đau

Khó thở khi mang thai 3 tháng cuối khiến cơ thể bà bầu mệt mỏi. Hy vọng với những chia sẻ trên, các mẹ bầu có thể có thêm kinh nghiệm để tự mình xử lý.

Chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *