Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần từ WHO

Bảng cân nặng thai nhi là yếu tố mà mẹ bầu cần nắm rõ, nhờ vào đó các mẹ có thể theo dõi và nắm bắt được em bé của mình có đang phát triển bình thường hay không.

Cân nặng thai nhi là yếu tố thể hiện tốc độ phát triển của thai trong bụng mẹ.

Dưới đây là bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần từ WHO, các mẹ có thể dựa vào đó để tiện so sánh với tình trạng phát triển của em bé.

Chiều dài và cân nặng thai nhi được đo như thế nào?

Đối với thai nhi, mỗi giai đoạn phát triển sẽ có cách đo chiều dài và cân nặng khác nhau để cho kết quả chính xác hơn.

Dưới đây là những giai đoạn chính kèm theo cách đo tương ứng:

  • Từ 1 – 7 tuần tuổi: lúc này thai nhi còn quá nhỏ và chưa phát triển đầy đủ nên không thể siêu âm cân nặng thai nhi chính xác được.
  • Từ 8 – 19 tuần tuổi: tại thời điểm này, chân của thai nhi sẽ gập vào trong nên không thể dùng làm thước đo chiều dài. Do đó, chiều dài, cân nặng em bé sẽ được đo từ đầu đến mông.
  • Từ 20 – 42 tuần tuổi: chân của thai nhi lúc này đã lộ ra, do đó các bác sĩ sẽ sử dụng kích thước từ đầu đến gót chân để đo chiều dài và tính cân nặng thai nhi.

Từ sau tuần thứ 32, cần nặng và chiều dài của thai nhi được đo dễ dàng và khá chuẩn, bởi lúc này em bé đã phát triển nhanh, các bộ phận đã hoàn thiện rất nhiều rồi.

Thông thường thì mẹ bầu sẽ chuyển dạ ở tuần 40, nên cách tính tới tuần 42 chỉ là để phòng hờ những trường hợp sinh con muộn mà thôi.

Bảng cân nặng – chiều dài thai nhi tính theo tuần

Dưới đây là bảng cân nặng, chiều dài thai nhi theo tuần đúng chuẩn, các mẹ có thể tham khảo qua để có cái nhìn chi tiết hơn.

Bảng cân nặng thai nhi
Bảng cân nặng thai nhi

Lưu ý: vì yếu tố gen, khu vực sinh sống, tạng người khác nhau (ví dụ người châu Âu thường lớn hơn người châu Á) nên bảng này có sai số nhất định và chỉ nên dùng để tham khảo.

Sau mỗi lần thăm khám, các mẹ hãy so sánh cân nặng của em bé với bảng trên để biết được thai nhi có đang phát triển bình thường hay không.

Từ đó có biện pháp khắc phục, cải thiện kịp thời nếu thai phát triển không như ý (nhỏ hơn, lớn hơn so với bình thường).

Cân nặng thai nhi không đúng chuẩn có sao không?

Nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng vì em bé có chỉ số phát triển không đúng chuẩn so với bảng.

Vậy cân nặng thai nhi không đúng chuẩn có nghiêm trọng không?

Như đã nói ở trên, do nhiều yếu tố như gen, khí hậu, tạng người mà kích thước mỗi em bé là khác nhau. Do đó, nếu kích thước chênh lệch không quá lớn (dưới 2.5cm) thì mẹ bầu không cần quá lo lắng bởi đây là sai số có thể chấp nhận được.

Ngược lại, nếu thai nhi có kích thước sai lệch với bảng từ 3cm trở lên thì rất có thể thai nhi đang có vấn đề về sức khỏe, ví dụ như:

  • Thai phát triển quá nhanh: nếu chỉ số cân nặng, chiều dài cơ thể của thai nhi hàng tuần cao hơn so với chuẩn 3cm trở lên thì em bé có nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường… Ngoài ra, việc thai nhi quá lớn cũng gây khó khăn trong quá trình sinh nở.
  • Thai phát triển quá chậm: nếu chỉ số của thai nhi thấp hơn so với chuẩn 3cm thì có thể chế độ dinh dưỡng của mẹ và em bé không đủ tốt, hoặc em bé mắc các vấn đề trong việc chuyển hóa dinh dưỡng từ mẹ.

Dù rơi vào trường hợp nào, mẹ bầu cũng cần tiến hành kiểm tra toàn diện để bác sĩ tìm ra nguyên nhân, từ đó có những thay đổi trong sinh hoạt, ăn uống để thai nhi phát triển tích cực hơn.

Mẹ bầu cần thăm khám ngay nếu phát hiện thai nhi phát triển không bình thường
Mẹ bầu cần thăm khám ngay nếu phát hiện thai nhi phát triển không bình thường

Trên hết, bạn cần phải giữ bình tĩnh, không được quá lo lắng, bởi yếu tố tinh thần cũng góp phần không nhỏ quyết định đến tốc độ phát triển của thai nhi.

Yếu tố nào quyết định cân nặng của thai nhi?

Có nhiều yếu tố quyết định đến quá trình phát triển của thai nhi, một vài yếu tố bạn có thể can thiệp, một số thì không.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn của mẹ bầu quyết định rất nhiều tới quá trình phát triển của thai nhi, bởi nguồn dưỡng chất của em bé được lấy 100% từ mẹ.

Các mẹ bầu cần có chế độ thực đơn hợp lý, khoa học, từ đó bổ sung cho em bé đầy đủ các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tránh các trường hợp thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng.

Sức khỏe của mẹ bầu

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu thường xuyên đau ốm, trầm cảm, suy nhược hoặc mắc các bệnh như thừa cân, béo phì, tiểu đường thì việc này cũng ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của thai nhi trong bụng.

Gen

Các yếu tố về gen quyết định rất nhiều tới kích thước thai nhi và em bé sau này. Ví dụ như tạng người châu Âu sẽ cao lớn hơn so với châu Á, hoặc ngay trong cùng chủng tộc thì kích thước của cha mẹ cũng quyết định nhiều tới kích thước của thai nhi.

Số lượng thai

Các nghiên cứu đã chỉ ra, nếu mẹ bầu mang thai song sinh hoặc đa thai thì kích thước em bé sẽ nhỏ hơn so với bình thường. Điều này cũng dễ hiểu vì dinh dưỡng phải chia để nuôi nhiều bào thai hơn, kích thước tử cung cũng không thể chứa nhiều thai nhi quá lớn.

Kinh nghiệm để cân nặng thai nhi phát triển đúng chuẩn

Bạn không thể can thiệp vào các yếu tố khách quan như gen, cơ địa, tuy nhiên với các yếu tố khác, mẹ bầu hoàn toàn có thể thay đổi để tạo điều kiện cho em bé phát triển toàn diện nhất có thể.

Dưới đây là một vài kinh nghiệm để chăm sóc mẹ bầu và thai nhi tốt hơn:

  • Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, đây là yếu tố rất quan trọng để có thể nhanh chóng có biện pháp khắc phục nếu thai phát triển không bình thường.
  • Lên một thực đơn khoa học: mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các thành phần dinh dưỡng quan trọng trong thực đơn. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là ăn nhiều, có gì bổ cũng ăn, các mẹ chỉ cần ăn đủ, tránh khỏi tình trạng tăng cân không kiểm soát, béo phì, tiểu đường thai kỳ.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý: mỗi thai kỳ mẹ bầu nên tăng từ 10 – 12kg là phù hợp. Tuy nhiên, quá trình tăng cân phải theo từng giai đoạn. Về vấn đề này, mẹ bầu nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để nắm rõ hơn.
  • Sinh hoạt điều độ: ngoài dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần có một chế độ sinh hoạt, tập luyện khoa học, chăm chỉ tập thể dục. Có thời gian nghỉ ngơi thư giãn, giải tỏa căng thẳng mỗi ngày.
  • Tránh xa các thói quen có hại như thuốc lá, bia rượu, đồ uống có ga, thức ăn nhanh…

Trên đây là những thông tin về cân nặng thai nhi và các lưu ý để em bé phát triển đúng hướng. Hy vọng bạn đã có đủ kinh nghiệm để tự mình chăm sóc bản thân và thai nhi.

Chúc em bé phát triển khỏe mạnh.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *