Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của ADN

ADN là một trong những phân tử quan trọng hỗ trợ việc xác định mối quan hệ huyết thống và dùng để sàng lọc dị tật trước sinh.

Để giúp mọi người có thể hiểu được vì sao đại phân tử này lại có vai trò quan trọng đến như vậy.

Trong bài viết dưới đây www.xetnghiemadnchacon.com phân tích chi tiết cấu trúc và chức năng của ADN. Mời các bạn cùng tham khảo.

Cấu trúc của ADN

Trước khi phân tích chi tiết về cấu trúc và chức năng của ADN. Bạn cần phải nắm được những thông tin cơ bản như sau:

ADN là viết tắt của đại phân tử có tên là  axit đêôxiribônuclêic. Được cấu tạo thành nguyên tắc đơn phân, đa phân là các Nucleotit và 2 chuỗi Pôlinuclêôtit liên kết với nhau.

Cấu trúc của ADN
Cấu trúc của ADN

Thành phần cấu tạo nên ADN

ADN được gọi là đại phân tử, bởi trong thành phần cấu tạo nên ADN có sự góp mặt của 5 nguyên tố hóa học, bao gồm: C, N, P, H, O.  ADN là sở hữu cấu trúc đa phân, trong đó gồm rất nhiều đơn phân là các Nucleotit. Mỗi đơn phần này bao gồm cách thành phần sau:

  • Đường đêôxiribôzơ với công thức hóa học là C5H10O4.
  • Axit Photphoric với công thức hóa học là H3PO4.
  • Và cuối cùng là 1 trong 4 loại bazơ nitơ gồm A, G, T, X. Trong 4 loại này thì A và G thường có kích thước lớn hơn và T, X thường có kích thước nhỏ hơn.

Cấu trúc chi tiết của ADN

Về cấu trúc chi tiết của ADN thì  đại phân tử này là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch Pôlinuclêôtit. 2 mạnh này sẽ xoắn đều quanh trục theo chiều từ trái – phải.

Như vậy trong 1 vòng như vậy sẽ có 10 cặp nucleotit, với chiều dài 34 Ăngstron và có đường kính 20 Ăngstron. Cấu trúc này sẽ có các liên kết và hệ quả như sau:

Các cặp nucleotit xoắn đều theo trục
Các cặp nucleotit xoắn đều theo trục
  • Liên kết thứ nhất là trong mạch đơn: Liên kết này được tạo thành từ hóa trị axit photphoric của cặp Nuclêôtit và đường C5 của cặp nucleotit tiếp theo.
  • Liên kết tiếp theo là liên kết 2 mạch đơn: Đây là liên kết hidro và 1 cặp bazo nito. Chúng sẽ đứng đối diện nhau theo các nguyên tắc bổ sung. Cụ thể cặp A và T sẽ liên kết với nhau bằng 2 liên kết hidro, G và X sẽ liên kết với nhau bằng 3 liên kết hidro.
  • Còn với hệ quả bổ sung thì đại phân tư ADN sẽ có 4 bazơ nitơ liên kết theo tỷ số A+T/G+X. Và đây được xem là hằng số nhất định trong mỗi loài.

Ngoài ra ADN còn có cấu trúc không gian gồm các chuỗi polinucleotit song song và ngược chiều nhau. Trong đó khoảng cách giữa các cặp bazơ là 3,4A0 , và đường kính giữa các vòng xoắn là 20 A0.

Chức năng của ADN

Chức năng đóng vai trò quan trọng nhất của ADN chính là lưu giữ, truyền đạt hay là bảo quản các thông tin di truyền qua các thế hệ. Chính nhờ chức năng đặc biệt này mà ADN đóng góp một vai trò vô cùng to lớn cho ngành y học Việt Nam.

ADN có chức năng bảo quản thông tin di truyền qua các thế hệ
ADN có chức năng bảo quản thông tin di truyền qua các thế hệ

Vai trò của xét nghiệm ADN

Hiểu được cấu trúc và chức năng của ADN, bạn có thể biết được vì sao ADN lại được ứng dụng rộng rãi vào khoa học kỹ thuật của ngành Y học hiện nay.

Việc xét nghiệm ADN có 2 vai trò cực kỳ lớn như sau:

Sàng lọc dị tật trước sinh

Đây là phương pháp sàng lọc dị tật thai nhi thông qua xét nghiệm ADN ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Để giúp hỗ trợ các gia đình kịp thời phát hiện những thai nhi không may bị dị tật. Từ đó sẽ có biện pháp can thiệp hoặc đình chỉ thai kỳ kịp thời.

Xét nghiệm ADN giúp sàng lọc dị tật trước sinh
Xét nghiệm ADN giúp sàng lọc dị tật trước sinh

Phương pháp này được áp dụng từ tháng thứ 4 của thai kỳ, thông qua xét nghiệm ADN xâm lấn.

Có nghĩa là chọc ối để phân tách ADN và đưa ra kết quả. Vì ADN có kết cấu bền vững, ổn định nên tỷ lệ chính xác sẽ là 99,99%.

Xác định mối quan hệ huyết thống

Một vai trò quan trọng tiếp theo của ADN chính là để xác định mối quan hệ huyết thống. Có thể là cha – con, mẹ – con, cháu ngoại – ông bà ngoại, cháu nội – ông bà nội, chú, bác…

Phương pháp này sẽ sử dụng các mẫu bệnh phẩm để phân tách ADN có trong đó, từ đó đưa ra kết quả xác định huyết thống.

Áp dụng để xác định mối quan hệ huyết thống
Áp dụng để xác định mối quan hệ huyết thống

Các mẫu bệnh phẩm có thể dùng để xét nghiệm ADN rất đa dạng. Bạn có thể dùng các mẫu phổ thông như: Máu, niêm mạc miệng, móng tay – chân, tóc có chân… Hoặc cũng có thể dùng các mẫu đặc biệt như: Bàn chải đánh răng, bao cao su đã dùng, bã kẹo cao su, đầu lọc thuốc lá….

Dịch vụ xét nghiệm này đang được phát triển mạnh ở nước ta, bởi độ chính xác khá cao. Có thể xét nghiệm để xác định huyết thống ngay cả với những em bé chưa được sinh ra, bằng phương pháp ADN thai nhi xâm lấn và không xâm lấn.

Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin về cấu trúc và chức năng của ADN. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về phân tử này. Từ đó có thể yên tâm hơn về kết quả khi lựa chọn xét nghiệm ADN sau này.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *