Dấu hiệu nhận biết thai lưu trong 3 tháng đầu

Việc nắm rõ dấu hiệu nhận biết thai lưu trong 3 tháng đầu sẽ giúp cho mẹ bầu kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu do đâu, làm sao để nhận biết?

  • Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và thai nhi
  • 5+ dấu hiệu thai chết lưu 3 tháng giữa mẹ bầu cần lưu ý

Vào giai đoạn 3 tháng đầu tiên mang thai, em bé rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

Trong đó, thai lưu có lẽ là điều mà mẹ bầu lo lắng nhất.

Vậy nguyên nhân, dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu là gì?

Làm sao để ngăn chặn nguy cơ thai lưu trong thai kỳ?

Những thông tin được tổng hợp dưới đây có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.

Thai lưu hay sẩy thai?

Trên thực tế, thai lưu và sẩy thai đều dùng để thể hiện cho việc thai nhi chết khi đang còn trong bụng mẹ, chỉ khác nhau ở thời điểm thai kỳ. Theo đó:

  • Thai nhi chết trước 20 tuần tuổi gọi là sẩy thai.
  • Thai nhi chết sau 20 tuần tuổi gọi là thai lưu hay thai chết lưu.

Do đó, nếu thai ngừng phát triển trong 3 tháng đầu thì chính xác ta phải gọi là sẩy thai.

Nhưng dù sao thì cũng chỉ là cách gọi, nếu không dùng trong chuyên ngành thì ta gọi là sẩy thai hay thai lưu gì cũng được.

Nguyên nhân gây thai lưu 3 tháng đầu

Hiện nay, chưa có một nguyên nhân chính xác, cụ thể nào gây ra thai chết lưu trong 3 tháng đầu. Nhưng các chuyên gia cũng đã tổng hợp được một vài nguyên nhân được cho là tác động lớn đến khả năng gây thai lưu.

  • Dị tật bẩm sinh: nguyên nhân gây dị tật là do nhiễm sắc thể phát triển bất thường. Có thể do từ môi trường ô nhiễm, di truyền từ mẹ hoặc nguyên nhân tự nhiên khác.
  • Nhau thai: đây là nơi nuôi dưỡng thai nhi, do đó nếu thai nhi gặp một vài vấn đề như hoạt động sai cách, bị bóc tách quá sớm, từ đó khiến thai nhi mất dinh dưỡng và chết lưu.
  • Nhiễm trùng thai kỳ: trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu bị các bệnh liên quan nhiễm trùng (rubella, herpes, giang mai, HIV) thì bệnh này có thể theo đường máu ảnh hưởng tới thai nhi và khiến thai ngừng phát triển.
  • Tử cung: các vấn đề như nội mạc tử cung mỏng, cổ tử cung lỏng lẻo khiến cho bào thai không thể bám chắc và làm tổ, từ đó khiến cho thai nhi dừng phát triển.
  • Dây rốn: tương tự như nhau thai, dây rốn có nhiệm vụ giữ kết nối, vận chuyển dinh dưỡng từ mẹ sang con. Do đó, nếu dây rốn không hoạt động đúng chức năng, thai nhi sẽ chết.
  • Bệnh lý ở mẹ: trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu thường xuyên bị bệnh, nhất là các bệnh như lao phổi, dị tật đường sinh dục, thiếu máu, cao huyết áp, tim, tiểu đường… thì có nguy cơ sẩy thai nhiều hơn.
  • Mẹ có tiền sử sẩy thai, sinh non: nếu có tiền sử sẩy thai, sinh non thì mẹ bầu cần cẩn thận hơn trong lần mang thai tiếp theo.
  • Tuổi của mẹ: khi mẹ bầu quá 35 tuổi, thể chất bắt đầu suy yếu, cùng với đó là suy giảm về các chức năng sinh lý khiến cho việc mang thai và nuôi dưỡng thai nhi trở nên khó khăn. Bởi vậy, mẹ bầu trên 35 tuổi có nguy cơ thai lưu nhiều hơn bình thường.
  • Sử dụng thuốc: nhiều mẹ bầu không phát hiện ra dấu hiệu mang thai, trong thời gian đó lại uống các loại thuốc không dành cho phụ nữ có thai, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Thai lưu là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân khiến thai chết lưuCác bệnh lý của mẹ là một trong những nguyên nhân gây thai lưu

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân liên quan tới lối sống, sinh hoạt của mẹ bầu như ăn uống thiếu dinh dưỡng, sinh hoạt không điều độ, sử dụng chất kích thích, thuốc lá… cũng có thể gây sẩy thai trong 3 tháng đầu.

Dấu hiệu sẩy thai, thai lưu 3 trong tháng đầu

Với các nguyên nhân bẩm sinh, bất khả kháng thì khó để xử lý. Tuy nhiên, vẫn có một vài nguyên nhân mà nếu phát hiện sớm, bạn hoàn toàn có thể khắc phục để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

Lúc này, nhận biết dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu là rất quan trọng để phát hiện kịp thời.

  • Không nghe được tim thai: tim thai hoạt động là dấu hiệu cho biết thai nhi còn sống. Do đó, nếu bác sĩ không phát hiện được nhịp đập của tim thai thì rất có thể thai đã chết lưu.
  • Thai ít hoặc dừng chuyển động: nếu trong 1 thời gian nhất định mà mẹ bầu không cảm nhận được sự chuyển động của con thì cần đi thăm khám ngay, bởi rất có thể sức khỏe em bé đang có vấn đề.
  • Tử cung và bụng không phát triển: khi thai nhi phát triển, tử cung cũng lớn theo để chứa được thai nhi, bụng cũng dần to ra. Nếu như nhận bụng không to ra nữa, kèm theo đó là ngực mềm, nặng bụng thì rất có thể thai nhi và tử cung đã dừng phát triển.
  • Không bị nghén: nếu mẹ bầu đang ốm nghén nhưng đột nhiên các biểu hiện biến mất dù chưa qua 3 tháng đầu thì nên đi thăm khám ngay bởi đó là dấu hiệu cho thấy thai đã ngừng phát triển.
  • Vỡ ối sớm: trong 3 tháng đầu mang thai mà mẹ bầu có dấu hiệu chảy nhiều nước ối thì rất có thể đã bị thai lưu. Mẹ bầu cần thăm khám ngay, bởi để lâu có thể gây nhiễm khuẩn, nguy hiểm cho cả mẹ.
  • Ra máu âm đạo: hiện tượng ra máu nhỏ giọt là bình thường và là một dấu hiệu mang thai thường thấy. Tuy nhiên, nếu ra máu nhiều, thành vệt thì đây là biểu hiện cho thấy sức khỏe của mẹ và thai nhi đang có vấn đề, cần kiểm tra ngay.
  • Đau nhức: các biểu hiện như chuột rút, đau lưng, đau bụng ở mức nặng, dữ dội đều là biểu hiện không tốt cho sức khỏe thai nhi.
Đau bụng dữ dội là biểu hiện thai nhi có vấn đề
Đau bụng dữ dội là biểu hiện thai nhi có vấn đề

Nếu phát hiện mẹ bầu có các biểu hiện trên, cần nhanh chóng đưa đi kiểm tra, nếu may mắn bạn có thể kiểm soát và ngăn tình trạng thai lưu kịp thời.

Hoặc nếu không ngăn chặn được thì cũng cần loại bỏ thai lưu khỏi cơ thể, tránh nhiễm trùng lây sang mẹ.

Làm sao để phòng tránh thai lưu trong 3 tháng đầu?

Khi có dấu hiệu thai lưu, việc ngăn chặn là có thể tuy nhiên không dễ dàng gì. Tốt hơn hết, bạn nên phòng tránh từ trước, tránh không để việc thai lưu xảy ra.

  • Khám thai: việc theo dõi sự phát triển của thai nhi định kỳ là rất cần thiết, bởi nó giúp bạn phát hiện các thay đổi bất thường của em bé. Có rất nhiều xét nghiệm quan trọng mà mẹ bầu cần tuân thủ, tốt nhất là cứ khám theo chỉ định của bác sĩ. Nếu nhận thấy có bất thường nào trong cơ thể, mẹ bầu cũng cần thông báo ngay cho bác sĩ để được chuẩn đoán.
  • Tiêm phòng: việc tiêm phòng thường được chuẩn bị trước khi có kế hoạch sinh con. Những vacxin cho bà bầu phổ biến là tiêm phòng cúm, mũi tổng hợp phòng ho gà – bạch hầu – uốn ván. Các chủng ngừa khi có chỉ định gồm: viêm gan A, B, phế cầu, sốt vàng.
  • Đảm bảo dinh dưỡng: khi mang thai, mẹ bầu cần đảm bảo dinh dưỡng cho cả bản thân và nuôi dưỡng thai nhi, do đó việc ăn uống cần phải đảm bảo. Thực đơn của mẹ bầu cần phải đảm bảo có axit folic, canxi, chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin, chất xơ và khoáng chất… ngoài ra, các mẹ có thể uống sữa bầu trong 3 tháng đầu để bổ sung dinh dưỡng.
  • Sống lành mạnh: ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần có lối sống lành mạnh, tránh xa môi trường ô nhiễm. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích. Các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm gây co thắt tử cung cũng nên được hạn chế.
  • Tránh tác động mạnh: khi mang thai 3 tháng đầu, các mẹ cần tránh làm việc nặng hay các tác động lên vùng bụng bởi có thể gây tổn thương tới thai nhi vốn đang yếu ớt.
  • Thể dục đều đặn: không làm việc nặng, nhưng mẹ bầu cần duy trì sức mạnh thể chất. Hãy duy trì các bài tập thể dục nhẹ nhàng, yoga để đảm bảo cả mẹ và bé có đủ sức đề kháng.

Sẩy thai trong 3 tháng đầu là điều không ai muốn, bởi vậy hãy thay đổi lối sống của mình để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ nhé.

Hy vọng qua những thông tin trên, mẹ bầu đã nắm rõ dấu hiệu nhận biết thai lưu, sẩy thai trong 3 tháng đầu, từ đó có thể nhanh chóng phát hiện những bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.

Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *