Mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì?

Bầu tháng thứ 7 là thời gian gần kề với thời điểm sinh nở, bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3. Đây là lúc cơ thể mẹ thay đổi nhiều và có nhiều thứ mà mẹ bầu cần lưu ý.

Càng về cuối thai kỳ, mẹ bầu càng phải chăm sóc bản thân và thai nhi kỹ càng. Từ đó giúp thai nhi phát triển hoàn thiện, chuẩn bị kỹ càng cho quá trình sinh nở sắp tới.

Vậy mẹ bầu mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì?

Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua những thông tin dưới đây.

Cần kiểm tra gì khi mang bầu tháng thứ 7?

Tháng thứ 7 là thời điểm mà chị em cần đảm bảo lịch khám thai đều đặn, qua đó theo dõi và kiểm tra chi tiết những thay đổi của cả mẹ và thai nhi.

Cụ thể, khi bước vào tháng thứ 7, mẹ bầu cần nắm rõ được cân nặng, huyết áp và các chỉ số như lượng đường trong máu, lượng đạm trong nước tiểu của mình.

Tiếp đó, cần kiểm tra kích thước và bề cao của tử cung. Kiểm tra kỹ hiện tượng phù nề tay chân, giãn tĩnh mạch gót chân.

Kiểm tra để nghe tim thai nhi.

Mẹ bầu cũng cần cung cấp những biểu hiện mà mình nghi ngờ là bất thường cho bác sĩ để có các biện pháp kiểm tra, chuẩn đoán kịp thời.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7

Bầu tháng thứ 7, thai nhi đã phát triển khá lớn. Nếu phát bình thường thì bé có thể nặng khoảng 1.05kg và dài khoảng 37.6cm.

Não bộ và hệ thần kinh có thể nói là hoàn chỉnh. Phần cơ bắp, da đang dần hoàn thiện nhờ vào việc tích tụ các lớp mỡ dưới da.

Bé cũng đã bắt đầu xoay ngôi trong bụng mẹ, chuẩn bị cho giai đoạn sắp ra đời.

Thai nhi giai đoạn này đã lớn
Thai nhi giai đoạn này đã lớn

Những thay đổi của chị em khi mang bầu tháng thứ 7

Vào tháng thứ 7, thai nhi cơ bản đã lớn và hoàn thiện, do đó cơ thể mẹ bầu có rất nhiều thay đổi, cả về thể chất và cảm xúc.

Dưới đây là những biểu hiện có thể xuất hiện mà chị em nên nắm rõ để chuẩn bị trước.

Mẹ bầu suy nghĩ nhiều hơn về việc làm mẹ, nghĩ tới thai nhi và quá trình sinh nở liên tục, kể cả trong giấc mơ.

Đôi khi mẹ bầu sẽ cảm thấy stress, lo lắng, mong muốn nhanh chóng vượt qua giai đoạn mang thai. Trí nhớ của mẹ bầu cũng sẽ giảm sút đôi phần.

Về cơ thể, thai nhi lúc này sẽ chuyển động và đạp nhiều hơn, thi thoảng mẹ bầu sẽ cảm thấy đau ở bụng dưới.

Hiện tượng co thắt tử cung thường xuyên hơn nhưng không gây đau đớn, chỉ xuất hiện đột ngột rồi dừng ngay.

Ra nhiều khí hư, các hiện tượng về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, táo bón sẽ nhiều hơn, do đó mẹ bầu cần bổ sung nhiều thực phẩm có chất xơ.

Cơ thể mẹ bầu dễ tổn thương hơn, thường chảy máu chân răng, nghẹt mũi, ù tai và chảy máu cam. Thi thoảng mẹ bầu 7 tháng còn có thể bị chóng mặt, đau đầu, thậm chí là bị ngất.

Chân tay, mặt bắt đầu phù nề và có hiện tượng chuột rút, cơ thể nặng nề. Bắt đầu dấu hiệu có sữa.

Về đêm, mẹ bầu hay ngứa ngáy ở bụng, khó thở và dẫn tới hiện tượng mất ngủ.

Mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì?

Thay đổi càng nhiều thì những vẫn đề bà bầu cần quan tâm cũng càng nhiều. Nắm được những thay đổi của cơ thể, mẹ bầu có thể chủ động hơn trong việc khắc phục, giúp quá trình mang thai thuận lợi hơn.

Đầu tiên, việc thai nhi đã lớn khiến cho cơ thể nặng nề, mệt mỏi. Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng nhiều tới tinh thần. Lúc này mẹ bầu cần giảm bớt công việc hàng ngày và nghỉ ngơi giải trí nhiều hơn.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần kết hợp với những bài tập thể dục, yoga nhẹ nhàng để cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.

Các mẹ bầu nên tập các bài yoga nhẹ nhàng
Các mẹ bầu nên tập các bài yoga nhẹ nhàng

Đối với hiện tượng phù nề, đây không phải là do béo phì thừa cân nên các mẹ cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần nghỉ ngơi đều đặn, giấc ngủ dài. Kê cao chân khi ngồi lâu, nằm nghiêng bên trái, dùng nịt đỡ bụng bầu, massage chân, ngâm nước ấm trước khi đi ngủ.

Chị em cũng cần chú ý trong việc ăn uống, hãy uống nhiều nước hơn và hạn chế ăn nhiều đồ mặn.

Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu đốt nhiều năng lượng cho thai nhi, do đó nhiệt độ cơ thể tăng cao, thường toát mồ hôi và cảm thấy oi bức. Các mẹ có thể khắc phục bằng cách mặc đồ thoáng mát, thấm hút tốt, cùng với đó là tắm thường xuyên để khử mùi cơ thể.

Hiện tượng rạn da, ngứa ngáy vùng bụng là tự nhiên, do đó các mẹ bầu chỉ có thể tạm khắc phục bằn các loại dầu dừa, kem dưỡng… hoặc để an toàn hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc bôi ngoài da thích hợp.

Ngăn ngừa nguy cơ sinh non

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, sắp đến ngày sinh nở nên chỉ cần một tác động nhỏ gây co thắt tử cũng cũng có thể gây sinh non.

Các biểu hiện sinh non thường thấy là vỡ ối đau bụng, cứng bụng… các mẹ cần chú ý để nhận biết.

Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý nhiều trong sinh hoạt hàng ngày để hạn chế tình trạng này.

Cụ thể:

  • Tạo môi trường sống trong lành, sạch sẽ, tránh xa khói bụi, thuốc lá.
  • Không uống thuốc khi chưa qua chỉ định bác sĩ.
  • Bổ sung dinh dưỡng, không để thiếu cân.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc nặng hay các suy nghĩ căng thẳng, tiêu cực.
  • Nếu đã có tiền sử sinh non thì tránh quan hệ tình dục trong 3 tháng cuối.

Trên đây là những lưu ý mà mẹ bầu cần nắm khi mang thai tháng thứ 7. Không chỉ vậy, thời điểm này, các mẹ cũng cần chuẩn bị dần kế hoạch sinh nở, như việc chọn bệnh viện, mua vật dụng, tã lót đầy đủ để không bị cuống khi khoảng khắc đó tới.

Hãy có một chế độ sinh hoạt hợp lý, giúp mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *