Có thai mấy tuần thì có tim thai? – đây là câu hỏi mà nhiều chị em băn khoăn khi mới phát hiện mang thai. Bởi theo dõi từng bước phát triển của thai nhi là một niềm hạnh phúc.
- Siêu âm cân nặng thai nhi có chính xác không?
- Có thai mấy tuần thì siêu âm được, thấy túi thai?
Khi có các dấu hiệu mang thai, việc đầu tiên là chị em cần xác thực việc mang thai và kiểm tra sự phát triển tim thai.
Vậy thai bao nhiêu tuần thì có tim thai?
Khi nào thì có thể siêu âm thấy, nghe thấy nhịp đập tim thai?
Chúng ta cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.
TÓM TẮT
Mấy tuần có tim thai?
Sau khi trứng được thụ tinh, hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung và bám vào lớp niêm mạc để làm tổ, quá trình này thường mất khoảng 10 ngày.
Tại đây, thai nhi bắt đầu quá trình hình thành, sau 22 ngày kể từ khi thụ tinh thì tim thai đã có hình dạng và có thể đập, thực hiện chức năng của một quả tim thực thụ, đó là bơm máu đi nuôi cơ thể.
Tuy nhiên, rất khó để xác định chính xác thời điểm thụ tinh của trứng, do đó bác sĩ thường xác định dựa trên tuổi thai, được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.
Thường thì tim thai sẽ xuất hiện vào khoảng tuần 6 – 7 của thai kỳ, vào thời điểm này, bác sĩ đã có thể phát hiện tim thai thông qua các kỹ thuật siêu âm. Đôi khi, tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ, của thai nhi hay chu kỳ kinh nguyệt mà tim thai chỉ có thể được nhìn thấy vào tuần 8 – 10 của thai kỳ.
Thai bao nhiêu tuần thì siêu âm thấy tim thai
Thông thường, sau khi kiểm tra biết mình có thai (thường là dùng que thử thai), bác sĩ sẽ lên lịch kiểm tra thai kỳ cho chị em, thường sẽ vào tuần thứ 7 – 8 của thai kỳ.
Trong lần đầu tiên siêu âm khám thai, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm và kiểm tra để đánh giá sự phát triển của thai nhi, ví dụ như:
- Xác định tuổi thai
- Kiểm tra tình trạng thai
- Xác định tim thai, đo nhịp tim
- Phát hiện các dấu hiệu bất thường, gây sảy thai, thai ngoài tử cung
- Xác định kích thước của thai nhi.
Đôi khi, quá trình kiểm tra sẽ được bác sĩ tiến hành sớm hơn (khoảng tuần thứ 6), khi nhận thấy mẹ bầu có sức khỏe không tốt, ví dụ như đang hoặc đã từng mắc bệnh lý, có tiền sử sảy thai hay mang thai khó…
Trong lần khám thai đầu tiên, vì thai nhi vẫn còn khá nhỏ nên có thể mẹ bầu sẽ không thể nghe được nhịp tim của bé. Lý do có thể là tử cung bị nghiêng, bụng mẹ lớn khiến khó siêu âm hay thai nhi vẫn còn quá nhỏ, bác sĩ sẽ đợi sau 1 – 2 tuần để kiểm tra lại, mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Bao nhiêu tuần thì mẹ nghe được nhịp tim thai nhi?
Bằng phương pháp siêu âm, bác sĩ có thể theo dõi và đo nhịp tim của thai nhi từ rất sớm, nhưng để mẹ có thể nghe được nhịp tim thai nhi thì khá lâu.
Cụ thể, vào tuần thứ 18 – 20 của thai kỳ thì thai nhi đã phát triển khá lớn, tim đã đập rất mạnh và mẹ có thể dùng ống nghe để nghe trực tiếp nhịp đập của tim thai.
Cách nghe cũng khá đơn giản, mẹ bầu đặt ống nghe lên bụng và lắng nghe nhịp tim thai.
Trong quá trình nghe phải đảm bảo không gian yên tĩnh, không có tạp âm.
Vị trí dễ nghe được tim thai nhất là phần bụng dưới, tuy nhiên, thai nhi rất hay cử động nên mẹ bầu có thể di chuyển ống nghe để kiểm tra từng vị trí.
Theo kinh nghiệm, mẹ bầu có thể xác định giới tính thai nhi dựa trên nhịp tim thai. Cụ thể nếu nhịp tim trên 140 nhịp mỗi phút là bé gái, còn dưới 140 nhịp là bé trai. Tuy nhiên đây chỉ là kinh nghiệm truyền miệng chứ chưa có bằng chứng khoa học cụ thể nào.
Nhịp tim thai bình thường là bao nhiêu?
Theo các chuyên gia, nhịp tim của thai nhi thời gian đầu khá cao nhưng sẽ ổn định lại ở mức 120 – 160 nhịp mỗi phút, nếu bé hay quẫy đạp thì có thể lên tới 180 nhịp mỗi phút.
Bởi vậy, nếu thấy nhịp tim thai nhanh hơn 180 nhịp mỗi phút thì mẹ bầu cần yêu cầu bác sĩ tiến hành kiểm tra kĩ ngay để tránh nguy hiểm đến thai nhi.
Tương tự, tim thai nhi đập quá yếu cũng là biểu hiện cho thấy sức khỏe em bé có vấn đề, nhịp tim dưới 110 nhịp mỗi phút được xem là nhịp tim chậm. Nhịp tim càng chậm thì nguy cơ sảy thai càng cao.
Nguyên nhân có thể đến từ sức khỏe của mẹ, lưu thông máu kém, huyết áp thấp hoặc do các dị tật ở thai nhi.

Có thể thấy, việc siêu âm và đo nhịp tim thai nhi không chỉ giúp mẹ theo dõi sự lớn lên của em bé mà còn giúp nhanh chóng phát hiện các vấn đề mà thai nhi đang gặp phải, qua đó có sự can thiệp, xử lý kịp thời.
Trên hết, mẹ bầu hãy thực hiện đầy đủ lịch khám thai do bác sĩ đưa ra, lên một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để thai nhi có môi trường phát triển thuận lợi nhất.
Chúc em bé luôn khỏe mạnh.