Có nên rửa lá trầu không khi mang thai?

Vệ sinh cơ thể khi mang thai là vô cùng cần thiết, một trong những câu
hỏi được mẹ bầu quan tâm khá nhiều là có nên rửa lá trầu không khi mang thai?

  • Thai 3 tuần siêu âm có thấy không, bé phát triển ra sao?

Lá trầu không được biết đến là loại lá dùng ăn cau trầu, không chỉ vậy còn có tác dụng chống viêm, làm lành vết thương rất tốt.

Vậy bà bầu có được xông lá trầu không?

Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé.

Tác dụng của lá trầu không

Như đã nói ở trên, ngoài tác dụng thường được biết đến là dùng
ăn trầu thì lá trầu không còn có khá nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Những ưu điểm nổi bật có thể kể đến như:

  • Chữa bệnh phụ khoa: lá trầu không được biết đến
    là có thể chữa các bệnh liên quan tới viêm nhiễm phụ khoa như buồng trứng, vòi trứng,
    cổ tử cung, viêm lộ tuyết cổ tử cung, viêm âm đạo, đường tiết niệu…
  • Làm lành vết thương: lá trầu không có khả năng
    làm lành vết thương khá tốt nhờ có chứa chavicol và các chất cống oxy hóa.
  • Bạn có thể dùng nước pha từ lá trầu không để làm
    thuốc nhỏ mắt, trị viêm kết mạc.
  • Lá trầu không còn có thể chữa bệnh chàm mặt ở trẻ
    em.
  • Mẹ mới sinh có thể giã lá trầu không đắp lên vú
    để cầm sữa.

Ngoài ra, lá trầu không còn có những tác dụng khác như chữa
ho hen, khử trùng, giảm đau, trị viêm tấy, trị bỏng nước sôi, trị nấm… Rất
nhiều công dụng mà bạn không ngờ đúng không nào.

Lá trầu không mang lại khá nhiều lợi ích
Lá trầu không mang lại khá nhiều lợi ích

Bà bầu có nên rửa lá trầu không khi mang thai?

Qua những thông tin ở trên, ta cũng có thể thấy lá trầu
không mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực đối với sức khỏe.

Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi có nên rửa lá trầu không khi mang thai là:

Theo kinh nghiệm dân gian, chi cần dùng nước giã lá trầu
không rửa nhẹ vùng kín hoặc dùng nước đun lá trầu không để ấm rồi xông hơi thì
có thể điều trị vết loét, viêm mạch hạch huyết, trị viêm nhiễm, mẩn ngứa vùng
kín khá hiệu quả.

Không chỉ kinh nghiệm dân gian, mà có nhiều đề tài khoa học
cũng đã chứng minh tác dụng của lá trầu không, cụ thể:

  • Năm 1956 tại bộ môn ký sinh Trường ĐH y dược Hà
    Nội đã có nghiên cứu cho thấy lá trầu không có khả năng kháng sinh rất mạnh. Đối
    với các loại vi trùng như subcilit, trực trùng coli, tụ cầu.
  • Năm 1961 tại Phòng đông y, thực nghiệm thuộc viện
    vi trùng học đã thực hiện nghiên cứu lại và khẳng định về tính chất kháng sinh
    bay hơi của lá trầu không.
Rửa lá trầu không rất tốt cho chị em mang thai
Rửa lá trầu không rất tốt cho chị em mang thai

Qua đó ta có thể thấy, cả kinh nghiệm dân gian lẫn bằng chứng
khoa học đều cho thấy tác dụng của lá trầu không đối với việc vệ sinh và điều
trị viêm nhiễm vùng kín.

Có bầu xông lá trầu không sao cho đúng?

Mặc dù lá trầu không mang lại nhiều lợi ích, nhưng nếu sử dụng
không đúng cách, không những không giúp giải quyết vấn đề mà còn có nguy cơ làm
viêm nhiễm tăng nặng.

Dưới đây là một vài cách vệ sinh bà bầu bằng lá trầu không
an toàn, hiệu quả:

  • Rửa sạch lá trầu không sau đó vò hoặc giã nát lấy
    nước, pha thêm với nước cho loãng sau đó dùng để rửa vùng kín một cách nhẹ
    nhàng. Rửa xong thì dùng khăn mềm lau lại cho khô ráo.
  • Rửa sạch lá trầu không rồi giã hoặc vò lấy nước,
    pha thêm với nước cho loãng, thêm ít muối rồi đun sôi. Chờ cho nước đỡ nóng thì
    dùng hơi nước đó để xông. Chị em nên chuẩn bị một cái ghế có lỗ hổng ở đáy để
    xông cho an toàn.

Trong quá trình vệ sinh cơ thể bằng lá trầu không, mẹ bầu
cũng cần lưu ý một vài yếu tố.

Lá trầu không cần được lựa chọn kỹ càng, đảm bảo sạch. Nếu
lá trầu được mua về thì cần rửa sạch để đảm bảo không còn tồn đọng chất bẩn hay
hóa chất khi phun thuốc.

Khi vệ sinh bằng lá trầu không, cần thực hiện nhẹ nhàng, không thụt rửa quá mạnh, quá sâu hay ngâm trong nước lá trầu không quá lâu, bởi như vậy có thể tăng nguy cơ vi khuẩn di chuyển ngược vào bên trong, làm tăng viêm nhiễm.

Không lạm dụng phương pháp xông lá trầu không khi mang thai, tốt nhất chỉ thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần. Việc chùi rửa quá nhiều có thể khiến vùng kín bị khô và tác dụng ngược.

Hãy đảm bảo lá trầu không sạch sẽ trước khi sử dụng
Hãy đảm bảo lá trầu không sạch sẽ trước khi sử dụng

Nếu đã thực hiện vệ sinh bằng lá trầu không nhưng tình trạng ngứa, viêm nhiễm không có dấu hiệu thuyên giảm, kéo dài, thậm chí là tăng nặng thì mẹ bầu cần dừng lại và đến bệnh viện để kiểm tra rõ nguyên nhân, từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp hơn.

Tại sao cần vệ sinh phụ khoa kỹ càng khi mang thai?

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu thay đổi rất nhiều, từ cấu trúc
khung xương chậu đến nội tiết tố bên trong cơ thể. Do đó, khí hư sẽ tăng lên
đáng kể, kết hợp với hiện tượng rỉ máu âm đạo khiến vùng kín luôn trong tình trạng
ẩm ướt, là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, gây hại.

Nếu khí hư ra ít và không có dấu hiệu hay mùi lạ thì chị em
không cần quá lo lắng, chỉ cần vệ sinh nhẹ nhàng, sạch sẽ và đều đặn là được.

Ngược lại, nếu khí hư có màu, mùi lạ thì chị em cần cẩn thận hơn trong cách vệ sinh, tốt nhất là nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ trước.

Hy vọng qua bài viết này, chị em đã biết được cách rửa lá trầu không khi mang thai
sao cho đảm bảo an toàn và hiệu quả rồi.

Chúc chị em luôn khỏe mạnh trong thai kỳ.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *