Thai 37 tuần đau bụng lâm râm là hiện tượng thường gặp, tùy vào dấu hiệu
đi kèm mà mẹ bầu có thể xác định đây có phải tình trạng nguy hiểm hay không.
Vào những tuần cuối của thai kỳ, mọi sự thay đổi đều khiến mẹ
bầu bồn chồn, lo lắng.
Vậy thai 37 tuần đau bụng
dưới lâm râm có nguy hiểm không?
Liệu đây có phải là dấu
hiệu chuyển dạ?
Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về hiện tượng này nhé.
TÓM TẮT
Nguyên nhân bầu 37 tuần đau bụng dưới lâm râm?
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới việc mẹ bầu bị đau bụng khi mang thai 37 tuần. Đôi khi chỉ là những thay đổi bình thường trong cơ thể, nhưng cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm không ngờ.
Những nguyên nhân bình thường
- Sự lớn
lên của thai nhi: vào những tuần cuối, kích thước em bé tăng đáng kể khiến
cho tử cung chật chội. Thai nhi sẽ dần di chuyển xuống vùng xương chậu, vừa có
không gian thoải mái lại chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp tới. Việc này sẽ
chèn ép tới các dây chằng và cơ vùng chậu, khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề và đau
lâm râm vùng bụng dưới. - Cơn gò
Braxton Hicks: hiện tượng này còn gọi là chuyển dạ giả, các biểu hiện tương
đối giống với chuyển dạ nhưng chỉ kéo dài tầm 1 giờ rồi hết. Cơn gò Braxton
Hicks có thể lặp đi lặp lại mà không theo bất kỳ một quy luật nào. Đôi khi, việc
vận động thể chất quá mạnh cũng khiến những cơn gò Braxton Hicks xuất hiện.
Những nguyên nhân nguy hiểm
- Nhau bong non: đây là hiện tượng nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung. Biểu hiện thường gặp là mẹ bầu bị đau bụng kèm chảy máu và co thắt mạnh. Khi gặp phải, cần tới bệnh viện kiểm tra ngay bởi đây là tình trạng nguy hiểm.
- Nhiễm trùng tiết niệu: trong thời gian mang thai, cơ thể tiết nhiều dịch khiến cho khả năng viêm nhiễm của mẹ bầu tăng cao. Do đó, nếu mang thai 37 tuần mà bị đau bụng kèm theo các biểu hiện như đi tiểu nhiều, khó tiểu, đau rát, dịch có màu và mùi lạ thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay để tránh nguy cơ viêm nhiễm tăng nặng.
- Sinh non: nếu các cơn đau bụng và co thắt diễn ra thường xuyên, kèm theo đó là hiện tượng đau lưng, rỉ ối thì rất cơ thể quá trình chuyển dạ đã diễn ra. Hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay và chuẩn bị tâm lý sinh non bất kỳ lúc nào nhé.
- Nguy cơ sẩy thai: nếu các cơn đau bụng quặn thắt và diễn ra liên tục, kèm theo đó là chảy máu nhiều, đau lưng dữ dội thì mẹ bầu cần đến bệnh viện để cấp cứu ngay, để lâu có thể mang tới nguy cơ sẩy thai, thai lưu.

Qua những thông tin trên ta có thể thấy, tùy từng trường hợp,
biểu hiện mà hiện tượng đau bụng dưới ở tuần 37 thai kỳ có mức độ nguy hiểm
khác nhau.
Chị em cần chú ý quan sát kỹ để có các biện pháp xử lý kịp thời, hợp lý.
Những điều cần tránh khi đau bụng ở tuần 37 thai kỳ
Khi mang thai tuần thứ 37, mẹ bầu cần chú ý tránh thực hiện
một vài việc có thể gây đau bụng dưới cũng như làm trầm trọng hơn hiện tượng
này.
Tránh vận động mạnh
Khi thai nhi lớn dần, việc di chuyển sẽ nặng nề hơn. Do đó
việc đi lại quá nhiều có thể khiến bụng không ổn định và gây đau, có thắt.
Ngoài ra, việc đứng, ngồi hay nằm một tư thế quá lâu, việc
thay đổi tư thế đột ngột cũng có thể gây nên những cơn co thắt, đau bụng khó chịu.
Tốt nhất là hãy đi lại nhiều nhưng thực hiện nhẹ nhàng, chậm
rãi, từ đó giúp việc lưu thông máu tốt hơn. Mẹ bầu cũng nên dành nhiều thời
gian để nghỉ ngơi, giải trí.
Hạn chế quan hệ tình dục
Tốt nhất là mẹ bầu nên tránh quan hệ tình dục trong tháng cuối
thai kỳ, bởi sự kích thích tại thời điểm này có thể gia tăng sự co thắt, có thể
gây hiện tượng sinh non.
Tránh mang trang phục không phù hợp
Trang phục không phù hợp, gây bó buộc chật chội có thể khiến
máu lưu thông không đồng đều, không chỉ vậy, sự chèn ép có thể khiến mẹ bầu gặp
các vấn đề như đau bụng, đau lưng, xương khớp.
Không chỉ quần áo, trong giai đoạn mang thai 37 tuần, mẹ bầu
cũng cần tránh mang giày cao gót, vừa khó chịu lại dễ té ngã, rất nguy hiểm.
Không nằm nghiêng bên phải
Vấn đề này đã được nhắc đến khá nhiều lần, khi nằm nghiêng bên phải, các mạch máu sẽ bị chèn ép khiến cho sức khỏe của cả mẹ và bé bị ảnh hưởng, trong đó có những cơn đau bụng dưới.

Vài lời khuyên khi mang thai 37 tuần bị đau bụng dưới
Lời khuyên đầu tiên: nếu
các cơn đau diễn ra kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn tăng nặng thì
mẹ bầu cần ngay lập tức đến bệnh viện để kiểm tra, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe
của mẹ và thai nhi.
Nếu các cơn đau bụng có dấu hiệu bình thường, lâu lâu mới xuất
hiện thì mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp sau để cảm thấy thoải mái hơn:
- Chú ý tư
thế ngủ: hãy ngủ nghiêng về bên trái, cùng với đó là chuẩn bị thêm những dụng
cụ hỗ trợ như gối ôm bà bầu để tư thế ngủ được thoải mái hơn. - Hít thở:
các mẹ có thể tham khảo trên mạng những bài tập hít thở để thư giãn. Các bài tập
này còn hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ khá tốt đấy. - Uống nước
ấm: không chỉ cần uống nhiều nước trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cũng
nên tránh uống nước lạnh, thay vào đó hãy uống nước ấm để giúp cơ thể thoải mái
hơn. - Tắm nước ấm:
việc tắm bằng nước ấm có thể giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó khiến sự khó chịu
của các cơn co thắt giảm đi một cách đáng kể. - Massage bụng:
sử dụng tinh dầu thiên nhiên an toàn, sau đó làm các bài massage vùng bụng để
máu lưu thống tốt hơn, từ đó xoa dịu những cơn đau bụng lâm râm.
Qua những thông tin trên, hy vọng mẹ bầu đã có thể hiểu rõ
hơn về hiện tượng thai 37 tuần đau bụng
dưới lâm râm cũng như có các biện pháp khắc phục phù hợp.
Trên hết, hãy duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh
để trải qua những tháng cuối thai kỳ suôn sẻ nhé.