Thử que 1 vạch mà vẫn có thai: tại sao?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc thử que 1 vạch mà vẫn có thai. Có nguyên nhân đến từ bên ngoài, cũng có thể từ thay đổi bên trong cơ thể, chị em cần quan sát kĩ biểu hiện để có thể nắm rõ.

Que thử thai là một trong những phương pháp kiểm tra chính xác, đơn giản nhất.

Tuy vậy, đôi lúc biện pháp này cũng gặp phải vài sai sót như thử que 2 vạch nhưng không thấy thai, hoặc thử que 1 vạch vẫn có thai.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới việc thử que một vạch nhưng vẫn có thai, từ đó chị em có những biện pháp kiểm tra chính xác hơn.

Que thử thai hoạt động như thế nào?

Khi mang thai, các nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi, một trong số đó là nồng độ HCG sẽ tăng lên, nếu đạt trên mức 25 mIU/mL thì được xác định là có thai.

Que thử thai là thiết bị cầm tay, hoạt động dựa trên nguyên lý đo nồng độ HCG trong nước tiểu. Theo đó khi kiểm tra nước tiểu bằng que thử thai, nếu nồng độ HCG đạt mức thì que sẽ báo 2 vạch (có thai), ngược lại que sẽ báo 1 vạch (không có thai).

Vậy tại sao nhiều chị em thử que 1 vạch nhưng sau đó vẫn phát hiện ra mình có thai?

Que thử thai hoạt động bằng cách đo nồng độ HCG trong nước tiểu
Que thử thai hoạt động bằng cách đo nồng độ HCG trong nước tiểu

Vì sao thử que 1 vạch nhưng thử máu có thai

Như đã nói ở trên, có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc thử que một vạch nhưng vẫn có thai, dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp, chị em nên chú ý để tránh mắc phải.

Dùng que thử quá sớm

Sau khi quan hệ và trứng được thụ tinh, trứng cần từ 7 – 10 ngày để di chuyển vào tử cung và bắt đầu làm tổ ở đó, lúc này nội tiết tố mới thay đổi và bạn có các dấu hiệu mang thai.

Tuy nhiên, nhiều chị em vì quá mong ngóng hoặc lo lắng có thai mà kiểm tra quá sớm, lúc này trứng kịp làm tổ và nồng độ HCG chưa đạt mức, dẫn tới que thử thai chỉ hiện 1 vạch hoặc 1 vạch mờ, 1 vạch đậm. Sau khi trứng làm tổ xong thì bạn mới phát hiện ra mình có thai.

Theo khuyến cáo, thời điểm dùng que thử thai chính xác là sau khi bị chậm kinh 5 – 7 ngày, bạn không nên quá nôn nóng làm sai lệch kết quả kiểm tra.

Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi

Một trong những dấu hiệu đặc trưng của việc mang thai là bị chậm kinh, do vậy nhiều chị em khi thấy bị chậm kinh thì lập tức thử thai để biết mình có mang thai hay không.

Dù vậy, đôi khi tâm lý thay đổi khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị thay đổi, chậm hơn vài ngày.

Bởi vậy mặc dù chị em có mang thai, thử thai sau khi chậm kinh nhưng kết quả vẫn không chính xác do chu kì kinh đã bị thay đổi.

Việc này tương tự như chị em thử thai quá sớm vậy, để biết chính xác thì chị em nên thử thai lại sau vài ngày.

Uống nhiều nước trước khi dùng que thử

Que thử thai hoạt động dựa trên việc đo nồng độ HCG trong nước tiểu, do đó nếu bạn uống quá nhiều nước trước khi thử thai có thể làm nồng độ HCG bị loãng, từ đó khiến kết quả trên que thử không còn chính xác.

Do đó, trước khi thử thai bạn nên để bàng quang sạch một chút, hạn chế uống nhiều nước nhé.

Ngoài ra thì nếu nước tiểu có lẫn những thành phần khácn hư máu, mủ hay dịch âm đạo cũng có thể khiến que thử hiện kết quả sai đấy.

Uống nhiều nước có thể làm sai lệch kết quả thử thai
Uống nhiều nước có thể làm sai lệch kết quả thử thai

Dùng que thử thai vào buổi tối

Dù tác động là rất nhỏ nhưng nguyên nhân này đôi khi cũng có thể xảy ra. Trải qua một ngày dài hoạt động, nước tiểu trong cơ thể hầu như sẽ không còn giữ được nồng độ như ban đầu, dẫn tới que thử  hiện 1 vạch nhưng vẫn có thai.

Bởi vậy bạn nên hạn chế dùng que thử thai vào buổi tối, tốt nhất là thử vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy.

Que thử thai không đạt chất lượng

Các thương hiệu que thử thai hiện nay trên thị trường đều có chất lượng rất tốt, cho kết quả chính xác.

Tuy nhiên nếu bạn mua phải que thử thai giả, hàng nhái, hoặc que thử hết hạn thì nhiều khả năng que thử sẽ cho kết quả sai lệch.

Hãy chú ý mua que thử tốt, chính hãng, kiểm tra hạn sử dụng trước khi sử dụng nhé.

Sử dụng không đúng cách

Dù mua được que thử thai tốt thì nếu sử dụng không đúng cách, que thử vẫn có thể cho kết quả không chính xác.

Những lỗi mà nhiều chị em thường mắc phải có thể kể đến như:

  • Đọc kết quả quá muộn hoặc quá sớm
  • Nhúng que thử thai quá sâu, vượt quá vạch báo
  • Mở que thử thai ra nhưng không sử dụng ngay

Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhé.

Nguyên nhân cũng có thể do bạn sử dụng không đúng cách
Nguyên nhân cũng có thể do bạn sử dụng không đúng cách

Đang sử dụng thuốc

Theo ghi nhận, một vài loại thuốc nhưu thuốc an thần, lợi tiểu, thuốc hỗ trợ sinh sản, thuốc chứa paracetamol… đều có thể làm thay đổi nồng độ HCG trong nước tiểu.

Hãy tìm hiểu kĩ hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ xem các loại thuốc mình đang sử dụng có ảnh hưởng tới kết quả của que thử thai không nhé.

Chị em mắc các bệnh lý ảnh hưởng tới nồng độ HCG

Nếu trong giai đoạn thử thai, chị em mắc phải một vài bệnh lý có thể ảnh hưởng tới nồng độ HCG trong cơ thể như thừa cân, béo phì, các bệnh viêm phụ khoa, viêm tiết niệu, bệnh vùng chậu thì sẽ ảnh hưởng tới kết quả của que thử thai.

Lúc này chị em cần đến bệnh viện để thực hiện các biện pháp kiểm tra khác chính xác hơn.

Trên đây là những nguyên nhân thường gặp khi chị em thử que 1 vạch mà vẫn có thai, chị em nên ghi nhớ để tránh gặp phải khi sử dụng phương pháp kiểm tra này nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *