Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều: nguyên nhân, cách khắc phục

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều là tình trạng mà cha mẹ không thể xem thường, bởi
đây có thể là dấu hiệu của những biến chứng nguy hiểm như ngộ độc, chấn
thương…

  • Bé 3 tuổi ra nhiều mồ hôi đầu phải làm sao?

Thông thường, khi trẻ
3 tuổi bị nôn
, cha mẹ chỉ nghĩ đơn giản là do bé ăn quá no và bị ọc ra.

Tuy nhiên, nếu trẻ nôn nhiều bất thường thì rất có thể
nguyên nhân không chỉ đơn giản như vậy.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những nguyên nhân
khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều cũng
như cách để cha mẹ khắc phục tình trạng trên.

Nguyên nhân trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều

Nếu trẻ bị nôn do ăn quá nhiều, say tàu xe thì vấn đề này
không có gì phải lo lắng, tuy nhiên, trên thực tế thì có nhiều nguyên nhân có
thể khiến trẻ bị nôn nhiều, một số khá nguy hiểm.

Do đó, cha mẹ cần nắm rõ để có hướng xử lý kịp thời, dưới
đây là một vài nguyên nhân thường gặp.

Dị ứng, ngộ độc thực phẩm

Thực phẩm là nguyên nhân gây nôn khá thường xuyên ở trẻ 3 tuổi.
Với trẻ nhỏ, có khá nhiều thực phẩm có thể gây dị ứng như đậu phộng, hạt cây, động
vật có vỏ, lúa mì, đậu nành, cá…

Tất nhiên là tùy cơ địa mỗi trẻ mà sẽ có loại thực phẩm dị ứng
khác nhau, đòi hỏi sự chú ý quan sát từ cha mẹ.

Dấu hiệu của dị ứng thức ăn thường là bé nổi mề đay, ho, khó
nuốt, đôi khi có triệu chứng khó thở.

Ngộ độc thực phẩm thì nguy hiểm hơn nhiều bởi ngoài nôn ói
thì trẻ có nguy cơ bị đau dạ dày, tiêu chảy dẫn tới mất nước.

Thông thường trẻ 3 tuổi thường bị ngộ độc khi nhiễm phải những
loại vi khuẩn có trong thức ăn ôi thiu, thức ăn chưa chế biến kĩ như Salmonella,
Listeria, Campylobacter, E coli…

Thực phẩm là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị nôn
Thực phẩm là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị nôn

Cúm dạ dày

Cúm dạ dày hay viêm dạ dày là một bệnh lý liên quan tới nhiễm
trùng đường tiêu hóa do virus rotavirus hoặc norovirus gây ra.

Các biểu hiện thường gặp của cúm dạ dày là bé nôn nhiều, đau bụng và đôi khi là bị tiêu chảy.

Nguyên nhân gây bệnh thường đến từ thức ăn hoặc tiếp xúc với
người bệnh có virus.

Rất may là chỉ cần uống thuốc và vệ sinh cơ thể tốt là bé có
thể khỏi sau vài ngày.

Tắc ruột

Trẻ 3 tuổi có dạ dày chưa quá lớn, do đó khi có những bã thức
ăn quá lớn không thể thông qua dạ dày thì sẽ bị tắc lại.

Những bã tắc này dần dà sẽ khiến bé bị nôn, có thể là nốn ra
thức ăn hoặc đơn giản chỉ là dịch tiêu hóa. Hiện tượng này để lâu sẽ nghiêm trọng
hơn, nên nếu nghi ngờ bé bị tắc ruột thì cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm
tra.

Sử dụng thuốc

Hiện nay có khá nhiều loại thuốc có tác dụng phụ là khiến trẻ
dễ bị nôn, nhất là khi trẻ đang đói bụng, ví dụ như codein, erythromycin, viên
bổ sung sắt, acetaminophen hay một vài loại thuốc trị hen suyễn.

Trước khi mua thuốc cho trẻ uống, hãy tham khảo ý kiến bác
sĩ đầy đủ nhé.

Chấn thương đầu

Chấn thương đầu là hiện tượng rất nguy hiểm, mà lại hay mắc
phải do trẻ 3 tuổi vẫn trong giai đoạn hiếu động, chạy nhảy nhiều.

Nếu bạn thấy trẻ có dấu hiệu nôn ói kèm theo nói lắp, tâm trạng
lờ đờ mệt mỏi, đau đầu, thậm chí là mất ý thức thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để
kiểm tra ngay.

Đôi khi bé bị té ngã, va chạm vào đầu nhưng vài ngay sau triệu
chứng mới xuất hiện nên bạn không được chủ quan nhé.

Chứng đau nửa đầu

Nghe có vẻ lạ nhưng trên thực tế thì trẻ gần 2 tuổi là đã có
thể gặp phải bệnh đau nửa đầu rồi. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính gây ra hiện
tượng đau nửa đầu là gì, nhưng nếu trẻ gặp phải thì sẽ thường xuyên bị nôn,
chóng mặt, nhạy cảm với mùi và nhiều biểu hiện khó chịu khác.

Chứng đau nửa đầu cũng có thể di truyền, do đó nếu cha mẹ bị
đau nửa đầu thì tỉ lệ con gặp phải cũng khá cao, có thể lên tới 50 – 75%.

Phòng tránh trẻ 3 tuổi bị nôn

Với những hiện tượng nôn do bệnh lý hay thức ăn, cha mẹ có
thể hạn chế phần nào chỉ với những thay đổi trong lối sống hàng ngày. Dưới đây
là một vài lưu ý có thể giúp trẻ tránh xa việc thường xuyên bị nôn:

  • Chia thực đơn hàng ngày thành nhiều bữa, tránh
    cho trẻ ăn quá no trong một lần để hệ tiêu hóa không bị quá tải.
  • Chú ý quan sát để tìm ra các thực phẩm gây dị ứng
    cho bé, từ đó loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn.
  • Thực đơn của bé phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực
    phẩm, đáp ứng chế độ ăn chín, uống sôi.
  • Khi vừa ăn xong cần cho trẻ nghỉ ngơi, tránh chạy
    nhảy.
  • Đảm bảo khu vực vui chơi của bé an toàn, tránh
    té ngã.
Đảm bảo chế độ ăn chín uống sôi cho trẻ
Đảm bảo chế độ ăn chín uống sôi cho trẻ

Đáp ứng những yêu cầu trên là bạn đã hạn chế tình trạng nôn
của trẻ 3 tuổi khá nhiều rồi đấy.

Vậy nếu trẻ đã bị nôn thì phải làm sao?

Khắc phục khi trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều

Nếu trẻ đang bị nôn, bạn có thể thực hiện một số biện pháp
sau đây để ngăn chặn tình trạng nôn cũng như cải thiện sức khỏe cho trẻ.

Uống nhiều nước

Khi trẻ 3 tuổi bị nôn, kèm theo đó là các vấn đề về tiêu hóa
như tiêu chảy có thể dẫn tới mất nước, đây là vấn đề rất nghiêm trọng.

Do đó, nếu bị nôn, hãy cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường, nếu trẻ không uống được nhiều, hãy chia từng lượng nhỏ và cho trẻ uống mỗi 10 phút.

Nếu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, bạn có thể dùng Oresol hoặc
Pedialyte để bù nước cho trẻ.

Điều chỉnh tư thế nằm của trẻ

Một trong những vấn đề nguy hiểm nhất khi bị nôn là chất nôn
có thể làm tắc khí quản, gây sặc. Do đó, nếu trẻ đang bị nôn nhiều, hãy cho trẻ
nằm nghiêng hoặc tốt nhất là cho trẻ ngồi để đảm bảo an toàn.

Tránh không cho bé nằm ngửa khi đang bị nôn
Tránh không cho bé nằm ngửa khi đang bị nôn

Thay đổi thực đơn

Hãy thay đổi một chút ở thực đơn hàng ngày cho trẻ 3 tuổi, hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo hay cay nóng. Thay vào đó, hãy chế biến cho trẻ những món ăn nhạt hơn, ăn nhiều tinh bột như chuối, bánh mì, ngũ cốc.

Khi chế biến, hãy chọn các món ăn dễ hấp thu và tiêu hóa như
cháo, súp để bé dễ ăn hơn.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Nếu tình trạng nôn của trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm, kéo dài thậm chí là nặng với các biểu hiện kèm theo như tiêu chảy, sốt cao, nôn ra dịch lạ, đau bụng dữ dội thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và có kế hoạch điều trị thích hợp ngay.

Trên đây là những thông tin mà cha mẹ cần nắm khi trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều, hy vọng qua đó
có thể giúp cha mẹ có cách xử lý thích hợp hơn khi gặp phải.

Chúc bé luôn khỏe mạnh.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *