Trẻ sơ sinh bị đau bụng: nguyên nhân và khắc phục

Trẻ sơ sinh bị đau bụng là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ, bởi không chỉ làm trẻ quấy khóc, khó chịu mà cách xác định nguyên nhân cũng rất khó khăn.

Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ sơ sinh khá yếu ớt và hay bị bệnh, một trong những vấn đề trẻ hay gặp chính là đau bụng.

Bởi vậy nếu bạn thấy trẻ có các biểu hiện hơi bất thường, quấy khóc dai dẳng thì rất có thể bé đang bị đau bụng.

Dưới đây làm một vài nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng cũng như cách khắc phục mà các mẹ có thể tham khảo qua.

Lưu ý quan trọng: tất cả những thông tin dưới đây chỉ có ý nghĩa tham khảo bởi việc xác định nguyên nhân ở trẻ sơ sinh quấy khóc là rất khó. Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, tốt hơn hết vẫn là được thăm khám từ các bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị phù hợp nhất.

Trẻ quấy khóc bởi hội chứng Colic

Colic có thể được hiểu là các triệu chứng đau bên trong của trẻ sơ sinh, thường là dạ dày. Hội chứng này thường gặp nhất ở các bé dưới 5 tháng tuổi.

Nguyên nhân được chuẩn đoán là liên quan nhiều tới sự co thắt đường ruột trong cơ thể của trẻ.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị hội chứng Colic mà mẹ có thể quan sát thấy là:

  • Khóc dai dẳng 3 tiếng trở lên
  • Xì hơi nhiều
  • Co chân lên khi đang khóc
  • Lặp lại ít nhất 3 lần mỗi tuần và liên tục trong 3 tuần.

Cách khắc phục hội chứng Colic

Rất tiếc là cho đến hiện nay chưa có một phương pháp chuẩn nào để trị dứt điểm hội chứng này bởi nguyên nhân gây ra hoàn toàn tự nhiên.

Tuy vậy rất may là nó không gây nguy hiểm cho trẻ và sẽ tự biến mất sau khi trẻ cứng cáp hơn.

Trẻ sơ sinh đau bụng do táo bón

Táo bón rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, bởi vậy đây cũng là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng đau bụng của trẻ ở độ tuổi này.

Nếu trẻ quấy khóc nhiều kết hợp với việc khó đi nặng, từ 1 – 3 ngày mới đi một lần. Phân khi thải ra cũng cứng thì rõ ràng bé đang bị táo bón.

Táo bón là một trong những nguyên nhân gây đau bụng
Táo bón là một trong những nguyên nhân gây đau bụng

Khắc phục trẻ sơ sinh bị đau bụng táo bón

Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi thì hãy cắt giảm hết tất cả các loại sữa ngoài và chỉ cho bé bú mỗi sữa mẹ.

Nếu trên 6 tháng tuổi, lúc này bé đã tập ăn dặm. Hãy chú ý đến thực đơn của bé, tập trung vào các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như rau xanh, củ quả. Các thức phẩm khó tiêu hóa như táo, gạo, cà rốt, chuối nên được loại bỏ bớt.

Cùng với đó, hãy tăng khẩu phần sữa lên để bù lại cho lượng dinh dưỡng thiếu hụt.

Trẻ bị đau bụng do đầy hơi hay trào ngược dạ dày

Thường vào giai đoạn sau 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ăn dặm thì sẽ có hiện tượng đầy hơi, trào ngược. nguyên nhân chính là do dạ dày của bé chưa quen với các thực phẩm dạng rắn.

Ở mức tuổi nhỏ hơn thì hiện tượng đầy hơi chỉ xảy ra nếu trẻ có vấn đề về đường ruột.

Biểu hiện là trẻ lười ăn, hay xì hơi nhưng khó đi vệ sinh, tuy khó chịu nhưng bé sẽ không quấy khóc quá nhiều.

Cách khắc phục đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Cách khắc phục khá đơn giản, hãy áp dụng các bài tập giúp trẻ ợ hơi, xì hơi ra bên ngoài. Dưới đây là một bài tập cơ bản mà các mẹ có thể làm theo:

  • Bạn bế bé ở tư thế vác vai, để bụng bé áp sát vào ngực, nhớ dùng tay giữ đầu và cổ bé cẩn thận.
  • Sau đó bạn dùng tay vỗ nhẹ vào lưng bé khoảng 15 phút, bé sẽ được kích thích ợ hơi, qua đó hạn chế trào ngược dạ dày, gây ọc sữa.
Giúp trẻ ợ hơi
Giúp trẻ ợ hơi

Nếu chứng trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn, khiến trẻ không thể ăn được thì nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám.

Trẻ sơ sinh đau bụng do viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột có biểu hiện giống như trào ngược dạ dày, kèm theo đó là tiêu chảy, sốt nhẹ, bỏ ăn.

Nếu con của bạn quấy khóc nhiều kèm các biểu hiện trên thì rất có thể đã nhiễm phải bệnh này vì nó rất phổ biến.

Khắc phục đau bụng do viêm dạ dạy ruột

Việc cần làm đầu tiên là phải bù nước cho bé, nếu bé dưới 6 tháng tuổi thì có thể cho bú với tần suất nhiều hơn. Bé lớn hơn thì có cho uống nước và sữa để bù.

Tuy không nguy hiểm, nhưng bạn không thể điều trị tại nhà mà phải đưa trẻ đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn.

Đau bụng do dị ứng sữa hoặc thức ăn

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch khá yếu, hệ tiêu hóa cũng chưa phát triển hoàn thiện, do đó rất dễ dị ứng với sữa hay thức ăn.

Biểu hiện chính của hiện tượng dị ứng là tiêu chảy, nôn trớ, ngứa, phát ban, đau dạ dày, khó thở, ho, sưng lưỡi, ngạt mũi và chảy nước mũi.

Bởi vậy nếu xuất hiện những hiện tượng trên ngay khi bé vừa ăn xong thì có thể con bạn đã bị dị ứng.

Khắc phục dị ứng cho trẻ sơ sinh

Tùy vào mức độ dị ứng mà sẽ gây ảnh hưởng cho trẻ khác nhau, có trường hợp chỉ ngứa ngáy nhẹ, nhưng cũng có trường hợp có thể gây tử vong.

Bởi vậy nếu thấy trẻ bị dị ứng thì tốt hơn hết hãy đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám.

Đau bụng do tắc nghẽn đường ruột

Hiện tượng tắc nghẽn đường ruột khá nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, lại khó phát hiện. Các biểu hiện của bé thường khá chung chung như khóc nhiều, đau quặn ở bụng, chân co lên khi khóc.

Ngay khi phát hiện, bạn cần đưa trẻ đến ngay cơ sở ý tế để được các bác sĩ chuyên khoa xử lý.

Đau bụng do ngộ độc thực phẩm

Nếu bé bị đau bụng với biểu hiện nôn trớ, tiêu chảy, đau dạ dày. Thời điểm lại ngay sau khi ăn uống, hoặc bé lỡ ăn thứ gì đó như cây cỏ, thuốc thì rất có thể bé đã bị nhiễm độc.

Để khắc phục bạn cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế để được xử lý triệt để.

Các bệnh lý thường gặp khác

Có thể bạn không biết, nhưng các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh như cảm cúm cũng có thể gây đau bụng. Nguyên nhân là do các chất chầy như đờm, nước mũi trôi xuống dạ dày gây kích thích.

Các bệnh lý nhẹ thường gặp cũng có thể khiến bé đau bụng
Các bệnh lý nhẹ thường gặp cũng có thể khiến bé đau bụng

Ngoài ra các bệnh khiến cơ thể bé sản sinh chất nhầy cũng đều có khả năng gây đau bụng, tuy tỷ lệ là khá thấp.

Về cách khắc phục thì khá đơn giản, cố gắng điều trị các bệnh lý trên dứt điểm là trẻ sẽ không còn bị ảnh hưởng nữa.

Lời kết

Còn rất nhiều nguyên nhân cũng như bệnh lý gây đau bụng ở trẻ sơ sinh khác, tuy nhiên những trường hợp kể trên là thường gặp nhất.

Hy vọng với những thông tin trên, các mẹ đã có thể kiểm tra và có hướng giải quyết chính xác hơn nếu trẻ không may gặp phải.

Bài viết được tham khảo thông tin từ Stomach ache in babies by Babycenter.com và tham vấn từ Bs Nguyễn Thanh Hà.

Chúc bé luôn khỏe mạnh.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *