Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối và những điều mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối có nguy hiểm không? – đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều mẹ bỉm sữa thắc mắc và đang muốn tìm lời giải đáp.

Trong giai đoạn sơ sinh, phân của trẻ chính là một trong những yếu tố giúp cha mẹ theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ. Theo đó, trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối là một trong những biểu hiện của việc sức khỏe trẻ có vấn đề.

Vậy phân của trẻ có mùi hôi là biểu hiện của bệnh gì?

Để nắm rõ được điều này, chúng ta cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Vào thời gian sau sinh, phân của trẻ thay đổi rất nhiều, tần suất đi ngoài cũng vậy, cho nên các mẹ cần nắm rõ để tiện theo dõi.

Cụ thể, trong khoảng 3 ngày đầu tiên sau sinh, trẻ sơ sinh cần thải hết các chất bài tiết, nước ối, lông thai… còn tồn đọng ở trong ra ngoài. Do đó phân có màu đen, hơi đặc quánh và không có mùi, phân này thường được gọi là phân su.

Khoảng thời gian tiếp theo, khi hệ tiêu hóa của trẻ hấp thu sữa thì phân sẽ dần dần chuyển qua màu sáng, kết cấu mềm hơn và có mùi chua nhẹ. Nếu trẻ bú sữa công thức thì phân sẽ cứng và mùi cũng hôi hơn so với bú sữa mẹ.

Trẻ bú mẹ và uống sữa công thức cũng có mùi phân khác nhau
Trẻ bú mẹ và uống sữa công thức cũng có mùi phân khác nhau

Về tần suất đi ngoài, đôi với trẻ dưới 3 tháng tuổi thì mỗi ngày trẻ sẽ đi ngoài khoảng 5 lần nếu bú sữa mẹ và 3 lần nếu bú sữa công thức.

Nếu con của bạn vẫn nằm trong ngưỡng an toàn kể trên thì không có gì phải lo lắng về hệ tiêu hóa hay sức khỏe của trẻ.

Tại sao trẻ đi ngoài có mùi thối bất thường

Đối với trẻ sơ sinh, việc đi ngoài có mùi thối thường có nguyên nhân từ sữa, hệ tiêu hóa hoặc các bệnh lý bé mắc phải. Nếu trẻ đi ngoài có mùi thối thì bạn có thể kiểm tra các nguyên nhân sau đây:

  • Rối loại tiêu hóa: các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy, dị ứng, táo bón đều có thể khiến cho phân của trẻ có mùi thối.
  • Kháng sinh: nếu trẻ bị bệnh và bác sĩ dùng thuốc kháng sinh cho trẻ thì rất có thể phân của trẻ sẽ có mùi thối bởi các loại vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt theo.
  • Không sản xuất đủ Lactase: đây là thành phần giúp ruột non của trẻ tiêu hóa Lactose trong sữa. Nếu lượng Lactase không đủ, Lactose sẽ tích trữ trong phân và khiến phân trẻ có mùi thối, nhiều khi kèm tiêu chảy.
  • Nhiễm virus Rota: đây là loại virus gây nên bệnh tiêu chảy, viêm dạ dày, viêm ruột ở trẻ sơ sinh. Bởi vậy nếu có dấu hiệu thì bạn không được bỏ qua nguyên nhân này.
  • Bệnh xơ nang: trường hợp này khá hiếm gặp, khi mắc phải thì các tính nhất quán và mùi của phân bị thay đổi. Dù hiếm nhưng các mẹ cũng nên chú ý theo dõi để có biện pháp kịp thời.

Nắm bắt được nguyên nhân, bạn sẽ có được phương pháp điều trị cho trẻ hợp lý, an toàn.

Cách giải quyết khi phân trẻ có mùi thối

Nếu trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đi ngoài có mùi thối thì việc bạn cần thay đổi chính là chế độ ăn của mẹ. Hãy ăn nhiều rau xanh và tránh xa các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.

Nếu trẻ uống sữa công thức thì bạn có thể thay đổi loại sữa xem tình hình của trẻ có khá hơn không, nếu được hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Mẹ cũng nên bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và cả bản thân mẹ, bởi thiếu hụt vitamin D cũng khiến việc đi ngoài của trẻ gặp vấn đề.

Đối với các nguyên nhân từ bệnh lý, rối loạn tiêu hóa thì cách duy nhất là bạn cần đưa trẻ đi thăm khám để có hướng điều trị sớm nhất.

Đối với nguyên nhân từ bệnh lý, bạn cần đưa trẻ đi thăm khám
Đối với nguyên nhân từ bệnh lý, bạn cần đưa trẻ đi thăm khám

Nếu phân của trẻ có mùi khắm, nhưng các sinh hoạt hàng ngày của trẻ vẫn diễn ra suôn sẻ thi bạn chỉ cần cho trẻ bú nhiều hơn. Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi thì cho trẻ uống thêm nước để đảm bảo trẻ không bị mất nước là được.

Nếu trẻ trong độ tuổi ăn dặm, bạn nên thay đổi chế độ ăn của trẻ sao cho có nhiều rau và chất xơ, hạn chế tinh bột, qua đó hạn chế việc ruột bé bị kích thích, khiến phân có mùi thối và tanh.

Lời kết

Nhìn chung, đối với hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ sơ sinh thì việc can thiệp bằng thuốc cần được hạn chế. Qua đó các mẹ cần đảm bảo vệ sinh ăn uống của trẻ và bản thân mình, đảm bảo cho trẻ có lượng sữa hấp thu chất lượng và phù hợp nhất.

Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã có cái nhìn chi tiết hơn về việc trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối và có cách chữa trị phù hợp.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *