Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi, bé biết làm những gì?

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi là điều mà các mẹ cần nắm rõ, từ đó có thể đưa ra sự so sánh và biết được con mình có phát triển bình thường hay không.

Sau 3 tháng, trẻ sơ sinh bước vào một giai đoạn mới với nhiều sự thay đổi cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Bé ít khóc, nhận biết được nhiều thứ hơn, nếu theo dõi bạn sẽ bất ngờ về những thứ mà bé có thể hiểu.

Vậy sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi như thế nào?

Trẻ biết làm những gì?

Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Đầu tiên là sự phát triển thể chất, bởi vì trẻ sơ sinh có tốc độ phát triển rất nhanh, vào lúc 3 tháng ruổi, trọng lượng của bé đã dao động từ 5kg – 6.5kg, chiều cao khoảng 60cm, tùy vào giới tính, thường thì bé gái sẽ nhẹ cân hơn bé trai.

Ở lứa tuổi này, trẻ vẫn bú rất nhiều, nhưng giấc ngủ của bé đã thay đổi rõ rệt.

Bé đã biết phân biệt ngày và đêm, do đó giấc ngủ ban đêm sẽ dài hơn ban ngày, tuy chưa được hết đêm nhưng cũng đạt từ 5 – 6 tiếng liên tục.

Bé 3 tháng tuổi biết làm những gì

Ngoài sự phát triển về thể chất, trẻ còn thay đổi cảm nhận với thể giới bên ngoài và học hỏi được rất nhiều.

Có rất nhiều thay đổi về nhận thức của bé vào tháng thứ 3
Có rất nhiều thay đổi về nhận thức của bé vào tháng thứ 3

Dưới đây là những gì mà trẻ 3 tháng tuổi có thể học được:

Nhận biết người quen

Vào giai đoạn 3 tháng tuổi, bé vẫn rất vui khi gặp người lạ, nhưng đây chỉ là sự tò mò bởi sự mới lạ.

Thực tế vào lúc này thì trẻ đã bắt đầu phân biệt được người thân và người lạ, trẻ sẽ cười nhiều hơn khi gặp người quen.

Chỉ một thời gian sau là trẻ đã bắt đầu sợ người lạ rồi đấy.

Trong khoảng thời gian này, cha mẹ cần tương tác, chơi đùa với trẻ nhiều hơn để trẻ có cảm giác được người thân quan tâm, yêu thương.

Biết lẫy

Vào thời điểm 3 tháng tuổi, trẻ đã có thể ngóc đầu và tập lẫy. Khi nằm xấp thì trẻ đã có thể nâng cả phần đầu và ngực của mình lên, thậm chí có thể tự lật mình.

Vào thời gian này, bạn nên tạo điều kiện tối đa để bé chơi trên thảm, với đồ chơi của mình.

Tuy vậy bạn phải quan sát bé kĩ hơn, bởi quá trình lẫy, lật có thể đụng chạm với đồ chơi, gây các tai nạn không mong muốn.

Các giác quan phát triển

Ở tuổi này, bé đã bắt đầu phản ứng với nhiều loại âm thanh. Thông thường, khi nghe thấy âm thanh thì bé sẽ nhanh chóng quay đầu về hướng đó.

Bé cũng có thể phân biệt được nhiều loại âm thanh khác nhau, các giọng nói, tiếng đồ chơi… đây là tiền đề quan trọng để phát triển các kỹ năng sau này của bé.

Chơi đồ chơi

Vào lúc này, trẻ không còn chỉ biết cầm nắm đồ chơi mà có thể đã hiểu được công dụng và biết cách tương tác với chúng.

Trẻ đặc biệt chú ý tới các loại đồ chơi phát ra ánh sáng hay âm thanh, chỉ một thời gian học hỏi là bé có thể nắm được cách để chơi và giao tiếp.

Vào thời điểm này, hãy tạo điều kiện tối đa để bé tương tác với đồ chơi, đồ vật nhiềuh ơn, qua đó giúp trẻ phát triển trí não.

Biết ghi nhớ

Khả năng ghi nhớ của trẻ 3 tháng là rất tốt, trẻ đã bắt đầu có phản ứng với những thói quen hàng ngày.

Ví dụ như bé sẽ nhận ra và phản ứng, vui mừng khi nhận thấy mẹ chuẩn bị cho ti, hoặc chuẩn bị được bế đi chơi, đi dạo.

Thời điểm này, cha mẹ hãy dạy cho bé những thói quen tốt càng nhiều càng tốt, chắc chắn bé sẽ học được một vài thứ đấy.

Bộc lộ cảm xúc cấp cao

Cảm xúc ở đây không chỉ đơn giản là cười và khóc.

Vào thời điểm 3 tháng tuổi, trẻ đã có thể dùng tiếng cười và khóc để bộc lộ cảm xúc chi tiết hơn. Trẻ có thể khóc nhỏ, khóc to, cười mỉm, cười lớn thành tiếng tùy vào cảm xúc mà bé có lúc đó.

Bạn cần tập cho bé biết thể hiện cảm xúc một cách hợp lý, có chừng mực, tuy nhiên vì bé còn nhỏ nên thực hiện không dễ chút nào.

Chăm sóc trẻ 3 tháng đúng cách, an toàn

Hiểu được sự phát triển của trẻ, bạn sẽ có kế hoạch chăm sóc em bé sao cho hiệu quả, an toàn, để bé có thể phát triển bình thường, khỏe mạnh.

  • Khám sức khỏe: cần phải đảm bảo đưa trẻ đi khám sức khỏe và thực hiện đầy đủ lịch tiêm chủng.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ: trong thời gian này, sữa mẹ vẫn là ưu tiên hàng đầu. Tốt nhất bạn nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, chỉ cho bé uống sữa bột khi thiếu sữa hoặc bé kém bú, tuy nhiên bạn cần tham khảo kỹ sự tư vấn của bác sĩ trước.
  • Tạo thói quen bú và ngủ cho trẻ: hầu hết trẻ 3 tháng tuổi vẫn ăn ngủ tùy hứng, tuy nhiên bạn vẫn có thể tập cho bé ăn ngủ theo giờ để tạo một thói quen đều đặn. Từ đó sẽ giúp cho trẻ có thể phát triển tốt hơn.
  • Chơi với trẻ thường xuyên: trong thời gian học hỏi này, bạn nên dành nhiều thời gian chơi với trẻ. Mua các đồ chơi kích thích bé phát triển khả năng nghe nhìn. Chơi ú òa, nói chuyện và làm những động tác kích thích bé cười.
  • Giữ an toàn cho trẻ: bé lúc này đã có thể cử động nhiều, cầm nắm và có thói quen đưa nhiều thứ vào miệng. Do đó, hãy đảm bảo môi trường xung quanh đảm bảo an toàn cho trẻ.

Lời kết

Vài thời điểm 3 tháng tuổi, sự phát triển cảu trẻ sơ sinh là vượt bậc, bởi vậy các bậc cha mẹ phải có những sự quan tâm, định hướng phát triển hợp lý cho bé.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về sự phát triển của trẻ.

Chúc bé luôn khỏe mạnh.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *