Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

Quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu là điều rất nhiều mẹ bầu
quan tâm, bởi ai cũng muốn biết em bé của mình đang lớn lên từng ngày như thế
nào.

Đặc biệt khi mang thai 3 tháng đầu, thời điểm còn khá nhạy cảm thì nắm rõ được thai nhi phát triển ra sao sẽ giúp mẹ bầu nhanh chóng phát hiện những bất thường xảy đến.

Vậy quá trình phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai
kỳ ra sao?

Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành cấu
trúc cơ thể, hệ thần kinh và các bộ phận, do đó em bé phát triển rất nhanh. Dưới
đây là những mốc phát triển chính theo tuần

Tuần thứ 1 và 2

Trên thực tế, thời điểm trứng rụng thường rơi vào ngày thứ
14 tính từ thời điểm bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, sau đó nếu có quan hệ tình dục
thì quá trình thụ tinh mới diễn ra.

Trong khi đó, tuổi của thai được tính bắt đầu ngay từ ngày đầu
tiên của chu kỳ kinh cuối cùng, do đó, hầu hết các trường hợp thụ thai đều diễn
ra sau thời điểm tuần thứ 2 của thai kỳ.

Có thể nói, vào thời điểm này thì hầu hết trứng vẫn chưa được thụ thai.

Tuần thứ 3

Đây là giai đoạn mà trứng được thụ tinh sẽ trở thành hợp tử
và bắt đầu di chuyển vào trong tử cung, bám vào lớp niêm mạc và bắt đầu quá
trình làm tổ.

Thông thường sẽ chỉ có một hợp tử, nhưng đôi khi có hơn 1 trứng
rụng hoặc trứng được thụ tinh phân chia làm 2 thì sẽ có nhiều hơn 1 hợp tử, tạo
nên thai song sinh hoặc nhiều hơn.

Hợp tử sẽ là sự kết hợp của 23 nhiễm sắc thể bố + 23 nhiễm sắc
thể mẹ, các nhiễm sắc thể này sẽ tạo nên các đặc điểm sinh học, ngoại hình, giới
tính của trẻ sau này.

Thai nhi 3 tuần tuổi
Thai nhi 3 tuần tuổi

Tuần thứ 4

Sau khi trứng di chuyển vào tử cung sẽ bắt đầu bám vào lớp niêm mạc bên trong tử cung để làm tổ, lớp niêm mạc này bị bong đôi chút sẽ gây hiện tượng rỉ máu, thường gọi là máu báo thai.

Bên trong túi thai, các tế bào bắt đầu phân chia và phát triển
thành phôi thai, lớp bên ngoài thì hình thành nhau thai, đây là bộ phận rất
quan trọng, đóng vai trò cầu nối giữa mẹ và bé.

Thai nhi 4 tuần tuổi
Thai nhi 4 tuần tuổi

Tuần thứ 5

Sau khi phôi thai làm tổ, các nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu thay đổi, nồng độ HCG tăng lên, estrogen và progesterone tiết ra nhiều hơn kích thích sự phát triển của thai nhi, đây là thời điểm các dấu hiệu mang thai trở nên rõ rệt.

Phôi thai giờ đây đã hình thành 3 lớp là:

  • Lớp ngoại bì bao gồm da, hệ thống thần kinh, ngoại
    biên, mắt và tai trong.
  • Lớp trung bì bao gồm tim và hệ tuần hoàn, xương,
    dây chằng, thận và hệ sinh dục.
  • Lớp nội bì bao gồm phổi và hệ thống tiêu hóa.

Các lớp này sẽ phát triển theo thời gian, hình thành nên cơ
thể em bé.

Thai nhi 5 tuần tuổi
Thai nhi 5 tuần tuổi

Tuần thứ 6

Ở tuần này, thai nhi hình thành khá nhanh, ban đầu ống thần kinh ở phía lưng sẽ đóng lại, từ đó sẽ phát triển não và tủy sống của em bé, sau đó là sự hình thành tim và các cơ quan nội tạng khác.

Mắt và tai bắt đầu phát triển, trên cơ thể cũng bắt đầu xuất
hiện các chồi nhỏ là tiền đề cho cánh tay thai nhi.

Tổng thể thì thai nhi bây giờ đã có hình dạng cong chữ C.

Thai nhi 6 tuần tuổi
Thai nhi 6 tuần tuổi

Tuần thứ 7

Tới thời điểm tuần thứ 7, kích thước não đã lớn lên khá nhiều,
mặt thai nhi, võng mạc cũng hình thành khá cơ bản.

Trên mặt cũng đã bắt đầu hình thành lỗ mũi mặc dù chỉ mới là
các vết lõm. Bắt đầu xuất hiện các chồi để hình thành chân, cánh tay cũng phát
triển hơn trước, dù chưa có đầy đủ các ngón nhưng đã có hình dạng mái chèo.

Thai nhi 7 tuần tuổi
Thai nhi 7 tuần tuổi

Tuần thứ 8

Đây là thời điểm mà bác sĩ đã có thể kiểm tra cân nặng, chiều
dài của thai nhi. Em bé lúc này thường đã dài khoảng 11 – 14mm.

Cánh tay đã bắt đầu xuất hiện các ngón, đồng thời chân cũng
phát triển thành dạng mái chèo. Tai và mắt, môi trên, môi dưới đã bắt đầu hình
thành trên mặt nhưng vẫn ở dạng cơ bản.

Thai nhi 8 tuần tuổi
Thai nhi 8 tuần tuổi

Tuần thứ 9

Thai nhi lúc này đã dài được khoảng 16 – 18mm. Phần cánh tay
đã bắt đầu chai khớp, hình thành nên khuỷu tay, tương tự là chân đã xuất hiện
các ngón, ta có thể nhận thấy là chân sẽ phát triển sau tay vài ngày.

Đầu của thai nhi đã phát triển khá lớn, mí mắt đã xuất hiện.

Thai nhi 9 tuần tuổi
Thai nhi 9 tuần tuổi

Tuần thứ 10

Tuần thứ 10, đầu của thai nhi vẫn tiếp tục phát triển, thay
đổi hình dạng trở nên tròn hơn. Các khớp trên cánh tay đã linh hoạt, khuỷu tay
đã có thể gập lại. Các ngón tay và ngón chân không còn ở dạng mái chèo mà trở
nên dài hơn, rõ hình.

Qua siêu âm đã có thể nhìn thấy rõ dây rốn, tai ngoài và mí
mắt của em bé tiếp tục phát triển hoàn thiện hơn.

Thai nhi 10 tuần tuổi
Thai nhi 10 tuần tuổi

Tuần thứ 11

Em bé lúc này đã dài khoảng 50mm và nặng khoảng 8g.

Ở những tuần đầu thì đầu thai nhi rất lớn và chiếm hầu hết
kích thước của em bé, nhưng tới tuần 11 thì phần thân bắt đầu phát triển nhanh
hơn, lúc này đầu em bé dài bằng một nửa tổng kích thước.

Mặt em bé đã bắt đầu thành hình rõ hơn, mí mắt nhắm lại và 2
mắt tách xa nhau, mầm răng cũng xuất hiện.

Gan của thai nhi đã bắt đầu hình thành hồng cầu.

Thời điểm này, cơ quan sinh dục của em bé đã bắt đầu xuất hiện,
tuy nhiên vẫn rất khó để có thể xác định được là bé trai hay bé gái.

 Thai nhi 11 tuần tuổi
Thai nhi 11 tuần tuổi

Tuần thứ 12

Tuần thứ 12 cũng là tuần cuối cùng của giai đoạn tam cá nguyệt
đầu tiên, lúc này thai nhi trung bình đã dài 60mm và nặng 14g.

Gương mặt của em bé lúc này đã khá rõ ràng, trên các ngón
tay đã bắt đầu xuất hiện móng tay.

Bên trong, các cơ quan nội tạng như hệ thống ruột đã phát
triển khá tốt, em bé đã có thể máy trong bụng.

 Thai nhi 12 tuần tuổi
Thai nhi 12 tuần tuổi

Nhìn chung, 3 tháng đầu là giai đoạn tiền đề quan trọng và khá nhạy cảm để em bé hình thành, do đó các mẹ cần quan tâm nhiều tới sức khỏe bản thân, tiêm phòng cho bà bầu đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Tất nhiên, những thông tin về chiều dài, cân nặng và quá
trình phát triển trên chỉ mang tính chất tương đối, bởi có rất nhiều yếu tố có
thể tác động đến quá trình phát triển của
thai nhi 3 tháng đầu
.

Điều gì ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi 3 tháng đầu?

Như đã nói ở trên, tốc độ phát triển của mỗi em bé là khác
nhau, tùy thuốc vào rất nhiều yếu tố từ chủ quan đến khách quan. Dưới đây là một
vài yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé 3 tháng đầu:

  • Yếu tố di truyền: kích thước của thai nhi bị ảnh hưởng nhiều bởi gen của cha mẹ. Ngoài ra, yếu tố chủng tộc cũng góp phần không nhỏ, như người phương tây thường có thể chất tốt hơn so với người châu Á.
  • Sức khỏe của mẹ bầu: trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu hay bị ốm có thể khiến thai chậm lớn. Nếu mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường thì em bé có thể bị thừa cân.
  • Chế độ dinh dưỡng: đây là yếu tố khá quan trọng, nếu trong thai kỳ, mẹ bầu tuân thủ chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu hợp lý thì sẽ là tiền đề cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
  • Số lượng thai: các mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai thì em bé sẽ có su hướng nhẹ cân hơn, bởi lượng dưỡng chất sẽ phải chia sẻ cho nhiều thai nhi thay vì chỉ một.

Dựa vào những lần khám thai, bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, tốc
độ phát triển của em bé, từ đó đưa ra lời khuyên thích hợp giúp mẹ bầu cải thiện
tình hình. Do đó, mẹ bầu đừng quên tuân thủ lịch khám thai do bác sĩ đưa ra
nhé.

Vài lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu

Làm sao để thai nhi phát triển khỏe mạnh là vấn đề mà mẹ bầu
nào cũng muốn tìm hiểu, dưới đây là một vài lưu ý quan trọng để mẹ bầu đảm bảo
điều đó:

  • Tuân thủ lịch khám thai bác sĩ đưa ra đầy đủ để
    nhận các lời khuyên hữu ích.
  • Không cần ăn quá nhiều, chỉ cần ăn đủ, ăn nhiều
    có thể khiến mẹ bầu gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa, tim mạch…
  • Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý,
    ví dụ như không làm việc nặng, đi đứng nhẹ nhàng, thư giãn thường xuyên, tránh
    stress.
  • Tránh xa lối sống gây hại như thức quá khuya, sử
    dụng caffeine hay đồ uống có cồn.

Trên đây là những thông tin về quá trình phát triển cảu thai
nhi 3 tháng đầu, hy vọng mẹ bầu qua đó có thể theo dõi kĩ càng hơn sự phát triển
của em bé.

Chúc mẹ và bé khỏe mạnh.

Bài viết được tham khảo
nguồn và hình ảnh từ: https://www.emmasdiary.co.uk/pregnancy-and-birth/pregnancy-week-by-week.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *