Cấy que tránh thai có đau không, tác dụng phụ ra sao?

Cấy que tránh thai có đau không, có an toàn không là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm, khi phương pháp này khá đơn giản, lại mang tới hiệu quả tránh thai cao và lâu dài.

  • 1 tháng uống 5 lần thuốc tránh thai khẩn cấp có sao không?
  • Tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì không?

Cấy que tránh thai với tỉ lệ tránh thai lên tới trên 99%, là phương pháp khá mới ở Việt Nam, bởi vậy mà sự hiểu biết về phương pháp này còn khá giới hạn.

Vậy cấy que tránh thai có đau không?

Chúng ta cùng tìm hiểu thông qua những thông tin dưới đây.

Cấy que tránh thai hoạt động như thế nào?

Phương pháp cấy que tránh thai là sử dụng một hoặc nhiều que dẻo có kích thước nhỏ như que diêm vào bên dưới da, thường là ở mặt trong bắp tay không thuận của chị em.

Cụ thể, sau khi tiến hành các xét nghiệm, nếu đủ điều kiện sức khỏe, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê ở vùng cánh tay, sau đó dùng dụng cụ hỗ trợ vô trùng để cấy que vào trong.

Tiếp đó bác sĩ băng bó lại vết cấy trong khoảng 24h, hướng dẫn chị em về những lưu ý và các biểu hiện bất thường.

Toàn bộ quá trình diễn ra chỉ trong vài phút.

Sau khi cấy xong, nội tiết tố levonorgestrel hay etonogestrel có trong que cấy sẽ làm cơ thể tăng tiết hocmone progestin, qua đó ngăn ngừa sự rụng trứng hay ngăn không cho tinh trùng đi vào buồng tử cung.

Tùy thời điểm cấy que mà sẽ có thời gian tác dụng khác nhau.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại que cấy với thời gian tác dụng khác nhau:

  • Norplant: 6 que, tác dụng trong 5-7 năm
  • Jadelle, Sinoplant: 2 que, tác dụng trong 5 năm
  • Implanon: 1 que, tác dụng trong 3 năm.

Bạn có thể ngừng biện pháp tránh thai này bất kỳ lúc nào, khi thực hiện, bác sĩ sẽ lại tiến hành gây tê và rạch một đường nhỏ để lấy que cấy ra.

Một hoặc nhiều que dẻo được cấy vào bên dưới da
Một hoặc nhiều que dẻo được cấy vào bên dưới da

Cấy que tránh thai có đau không?

Trong quá trình cấy que tránh thai, nhờ việc được gây tê nên việc cấy này không hề gây đau đớn, nếu có thì cũng chỉ nhói một chút.

Tuy vậy sau khi hết thuốc tê thì cơ thể chị em sẽ gặp một chút khó chịu:

  • Ban đầu và vướng víu khó chịu ở phần cấy vì cơ thể chưa quen với vật thể lạ.
  • Phần cấy que bắt đầu hơi đau nhức, khó hoạt động, nhưng hiện tượng này sẽ hết sau 1 – 2 ngày.
  • Nhiều người thì vết thương sẽ bị sưng, tấy đỏ, hơi tổn thương, lúc này các mẹ cần uống thuốc kháng sinh chống viêm và giảm đau.

Nếu bình thường, các hiện tượng đau nhức trên sẽ hết sau vài ngày, các chị em không có gì phải lo lắng.

Ngoài việc có thể bị sưng tấy và đau trong thời gian đầu, thì cấy que tránh thai cũng kèm theo một vài tác dụng phụ. Tùy vào cơ địa và phản ứng của cơ thể mà mỗi người sẽ có những tác dụng phụ khác nhau.

  • Rỉ máu âm đạo: trong 3 – 6 tháng đầu tiên, chị em có thể ra máu âm đạo theo kiểu nhỏ giọt, đây là hiện tượng bình thường nên không cần lo lắng. Nếu tình trạng ra máu nhiều và kéo dài, hãy đi khám lại để được chuẩn đoán chính xác hơn.
  • Đau nhiều sau khi cấy: có nhiều nguyên nhân, nếu do quấn băng quá chặt thì cần thay băng mới, tránh hoạt động mạnh hay va chạm. Uống thuốc giảm đau và chờ đợi vài ngày xem tình trạng có hết không, nếu không hết thì nên tái khám.
  • Kinh nguyệt không đều: chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ bị xáo trộn, tăng giảm thất thường, đôi khi chị em sẽ vô kinh hoàn toàn trong thời gian cấy que. Nếu quá khó chịu bởi hiện tượng này, hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn cách xử lý.
  • Đôi khi chị em cũng bị đau ở vùng hạ vị.
  • Vị trí cáy bị đau nhiều, tấy đỏ, thậm chí có mủ: hãy đi khám lại để nhận được sự tư vẫn của bác sĩ.
  • Tác dụng phụ khác: ngoài ra, chị em còn có thể gặp các hiện tượng như giảm ham muốn tình dục, tăng cân bất thường, đau đầu, căng tức ngực nhưng tỉ lệ khá ít.

Với những thông tin trên, chắc hẳn chị em cũng nắm rõ được việc cấy que tránh thai có đau không rồi đúng không nào.

Hy vọng qua bài viết này, chị em có thể lựa chọn cho mình một phương pháp tránh thai an toàn, hiệu quả.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *